Tìm hiểu về giáo viên dạy nghề

Tìm hiểu về giáo viên dạy nghề

Giáo viên dạy nghề là người chữa rối cho mọi việc. Phải làm sao khi không có kỹ thuật,không có thợ sửa đồ.

1. Giáo viên dạy nghề là ai?

Giáo viên dạy nghề là những người giảng dạy có kinh nghiệm, chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định như điện tử, thương mại, kỹ thuật chuyên ngành, sửa chữa ô tô, cơ khí tự động, nghệ thuật, v.v. Giáo viên dạy nghề sẽ giúp người học phát triển kỹ năng trong lĩnh vực mà họ giảng dạy, và cũng có thể giảng dạy nhiều hơn một chuyên ngành.

2. Giáo viên dạy nghề làm gì?

Lên kế hoạch học tập, các hoạt động, cân bằng giữa giảng dạy, hướng dẫn, thời gian làm việc thực tế để người học có cơ hội tiếp cận trực tiếp với công việc

Hướng dẫn theo nhóm hoặc cá nhân cách sử dụng các loại máy móc, sử dụng bài giảng, thảo luận, minh họa hoặc nhiều hình thức khác và giám sát trong quá trình người học sử dụng các thiết bị, ngăn ngừa thiệt hại hoặc bị thương

Giáo viên dạy nghề
 

Quan sát, đánh giá kết quả của người học, cả về thể chất, năng lực học tập cũng như phát triển các mối quan hệ xã hội

Soạn các bài kiểm tra, trông thi, chấm thi, đánh giá cuối khóa.

3. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp

Hệ thống các trường dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước.

Các cơ quan quản lý giáo dục từ Trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các địa phương trong cả nước.

Các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục…

4. Tố chất cần có của giáo viên dạy nghề là gì?

Chấp hành nghiêm chỉnh chủ chương,đường lối của đảng
Học tập nâng cao kiến thức
Có ý thức tổ chức kỷ luật
Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân
Yêu nghề,tận tụy với nghề
Công bằng trong giảng dạy
Có kiến thức chuyên môn
Năng lực sư phạm dạy nghề
Năng lực phát triển nghề nghiệp,nghiên cứu khoa học

5. Một số địa chỉ đào tạo

Tại miền Bắc: Đại học Bách khoa HN, Đại học sư phạm kỹ thuật Nam Định

Giáo viên dạy nghề
 

Tại miền Nam: Đại học Bách khoa TPHCM, Đại học sư phạm kỹ thuật TPHCM, Đại học Công nghệ TPHCM, Đại học Kỹ thuật công nghệ Cần Thơ, Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn, Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương.

6. Những khó khăn và thuận lợi khi trở thành giáo viên

Khó khăn

Nghề giáo là một nghề rất vất vả và cần rất nhiều hy sinh trong lặng lẽ. Nghề giáo chỉ nhàn hạ với những người thầy không có trách nhiệm với nghề.

Ngoài giờ dạy chính khóa, GV về nhà còn phải soạn giáo án, chấm bài, ghi sổ sách

Những công việc tốn thời gian nhất. Việc chấm bài thường khiến nhiều người ngại. Soạn giáo án là việc đương nhiên, có nó, giờ dạy mới bài bản và có chút “lửa” (chỉ dám nói là có chút thôi, vì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác). Ghi sổ sách là việc bất đắc dĩ, vì riêng đi dạy đã mệt bở hơi tai, còn thời gian và sức lực đâu cho cái việc luôn được coi là hình thức ấy? Nói vậy để thấy áp lực công việc đối với GV không hề nhỏ.

Đồng lương không cao khiến nhiều giáo viên không thiết tha với công việc.

Thuận lợi

Phát hiện những tiềm năng mới của học sinh
Những thành công của học trò
Dạy học cũng giúp bạn bồi đắp thêm kiến thức
Luôn vui vẻ mỗi ngày
tác động đến tương lai của học trò
Trẻ trung hơn

Giáo viên dạy nghề
 

Công việc ổn định
Được nghỉ hè

7.Tình trạng ngành sư phạm hiện nay và trong tương lai của nước ta như thế nào?

Tính đến năm 2020 nước ta thừa khoảng 70.000 giáo viên và con số này dễ dàng có thể nhận thấy được nguồn năng lực trong ngành đang thừa nghiêm trọng và tình trạng làm trái ngành sẽ xảy ra.

Tuy nhiên con số lớn là như vậy nhưng các trường ĐH vẫn thiếu các giảng viên có trình độ cao và tâm huyết với nghề.