Học Bác Sĩ vật lý trị liệu ra làm nghề gì? Tương lai của ngành vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu phục hồi chức năng không phải là một ngành xa lạ trong y học. Nhưng so với các ngành y khoa như nội, ngoại, sản, nhi… thì ngành này còn khá non trẻ. Rất nhiều bác sĩ sau khi ra trường sẽ có định hướng riêng cho mình là nên theo chuyên khoa nào, học ngành nào thì ra trường dễ xin việc và có được thu nhập ổn định? Bác sĩ vật lý trị liệu đang là một ngành hot trong số các ngành hot hiện nay. Bởi ngành có ứng dụng nhiều nhất các trang thiết bị máy móc trong điều trị, và đang được cả ngành y nước ta quan tâm. Vậy học bác sĩ vật lý trị liệu ra làm nghề gì? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây:

Học bác sĩ vật lý trị liệu ra làm nghề gì?

Vật lý trị liệu là một ngành y khoa. Ngành này có đặc trung là ứng dụng những kỹ thuật vật lý trong điều trị bệnh. Bao gồm các tác nhân như nhiệt, ánh sáng, thuỷ lực, cơ học… Múc đích của phương pháp này là phục hồi những chấn thương, chức năng của các cơ quan trong cơ thể. Như chúng ta đều biết sau khi trải qua giai đoạn bệnh lý thì tế bào, cơ quan trong cơ thể đều có sự tổn thương nhất định. Sau một thời gian dài bị bệnh như thế ảnh hưởng đến chức năng hoạt động không được linh hoạt như ban đầu. Bởi vậy vật lý trị liệu phụ hồi chức năng sẽ làm hồi phục tổn thương một cách nhanh chóng, phục hồi lại các chức năng theo sinh lý bình thường trong cơ thể.

Ngành vật lý trị liệu này có vai trò quan trọng trong việc phối kết hợp với các chuyên khoa khác như thần kinh, cơ xương khớp, não, nội tiết… Đem lại những kết quả điều trị tích cực cho nhiều bệnh nhân.

Các bác sĩ vật lý trị liệu sau khi ra trường có rất nhiều cơ hội làm việc. Bởi là một chuyên khoa lẻ mới thành lập trong những năm gần đây, vì vậy hầu hết các bệnh viện đều chưa có đủ nguồn nhân lực cho nó. Bạn có thể xin vào các bệnh viện trực thuộc trong nhà nước, hay các phòng khám phục hồi chức năng tư nhân bên ngoài. Thậm chí ngoài giờ hành chính thì nhu cầu bệnh nhân phục hồi chức năng tại nhà cũng rất nhiều. Bởi vậy bạn không cần phải lo học bác sĩ vật lý trị liệu ra làm nghề gì.

Làm thế nào để trở thành bác sĩ vật lý trị liệu

Không phải ai cũng có thể trở thành một bác sĩ trị liệu phục hồi chức năng. Nếu bạn muốn làm việc trong ngành này trước tiên cần có học vấn, đầy đủ bằng cấp theo quy định của pháp luật về khám chữa bệnh và giấy phép hành nghề. Sau đó chính là những yêu cầu về phẩm chất đạo đức cũng như hành trang.

Về học vấn

để trở thành một bác sĩ vật lý trị liệu chính quy thì bạn cần phải được đào tạo trong các trường y khoa. Hiện nay có các chuyên ngành gồm bác sĩ đa khoa y học hiện đại và bác sĩ y học cổ truyền. Bạn có thể lựa chọn một trong hai. Sau khi học và tốt nghiệp trường y ra, bạn cần đi học thêm về chứng chỉ dành cho bác sĩ vật lý trị liệu phục hồi chức năng. Thông thường các trung tâm y học và các bệnh viện lớn như bệnh viện Quân y 103, bệnh viện Y Hà Nội, bệnh viện Bạch Mai, … đều có các chương trình đào tạo cấp chứng chỉ này. Thời gian học tuỳ vào từng bệnh viện, thông thường là 3 – 6 tháng.

Trong quá trình học các bác sĩ sẽ được đào tạo một các bài bản về nguyên lý điều trị phục hồi chức năng trong điều trị bệnh. Và được đi học thực hành tại các khoa, phòng ở bệnh viện. Được các bác sĩ có chuyên môn hướng dẫn về kiến thức lẫn kỹ năng. Sau khi hoàn thành được cấp chứng chỉ phục hồi chức năng. Cùng với một số loại giấy tờ, chứng chỉ, bằng cấp cần thiết khác thì bạn đã trở thành bác sĩ vật lý trị liệu có thể tự đứng ra chịu trách nhiệm điều trực tiếp trên bệnh nhân.

Bác sĩ vật lý trị liệu cần có chuyên môn vững
Bác sĩ vật lý trị liệu cần có chuyên môn vững

Những yêu cầu về phẩm chất

Ngoài những chứng chỉ hành nghề, giấy tờ cần thiết thì bạn cần phải xác định rằng mình có được các yếu tố về phẩm chất của một người lương y. Có như vậy bạn mới trở thành một bác sĩ có tâm với nghề cao quý này:

  • Có lòng yêu nghề: Bác sĩ là một trong những nghề cao quý được cả xã hội coi trọng. Bởi họ nắm trong tay tính mạng cùng với sức khoẻ của con người. Bởi vậy chỉ có những người yêu nghề, luôn giữ trong mình nhiệt huyết với nghề mới vững tay, bền chí cống hiến hết cho sự nghiệp cữu chữa bệnh này. Khi yêu nghề bạn mới có động lực để không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và tay nghề chuyên môn.
  • Kiên nhẫn: Không giống như các chuyên ngành khác, ngành vật lý trị liệu phục hồi chức năng đều là các bệnh nhân cần quá trình điều trị dài ngày, phục hồi từng chút một. Bởi vậy bạn cũng cần là người có đức tính kiên nhẫn. Có như vậy mới giúp bệnh nhân từng bước chiến thắng bệnh tật, trở lại với cuộc sống bình thường.
  • Cầu tiến: Không ngừng học hỏi, nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn là điều chung cần có ở tất cả các bác sĩ.
  • Có sự chính xác, cẩn thận: Là ngành có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người, vì vậy người bác sĩ phải có được sự cẩn thận và tính chính xác cao.
  • Có sự tư duy và sáng tạo: Ngành vật lý trị liệu này có sử dụng nhiều các thiết bị máy móc hiện đại Để vận hành được nó thì các bác sĩ phải là người có tư duy tốt. Hầu hết các phương pháp, bài tập điều trị dành cho bệnh nhân đều bắt nguồn từ  công việc điều trị hàng ngày, các bác sĩ rút ra những kinh nghiệm Bởi vậy những bác sĩ có tư duy và sự sáng tạo tốt chính là phẩm chất cần có trong ngành này.

Hành trang cần chuẩn bị

Bạn cần chuẩn bị các yếu tố sau khi thực sự xác định muốn trở thành một bác sĩ vật lý trị liệu tốt:

  • Sức khoẻ tốt: Có sức khoẻ tốt để bạn có thể thực hiện tốt công việc của mình. Hơn nữa ngành này ngoài sử dụng máy móc thì các bác sĩ còn cần hướng dẫn, đôi lúc là cùng tập luyện với người bệnh. Vậy nên phải có thể lực tốt mới thực hiện được điều này.
  • Kỹ năng giao tiếp: Một trong những yếu tố giúp quá trình điều trị có tiến triển tốt đó là sự giao tiếp của bác sĩ đối với bệnh nhân. Qua đó hiểu rõ hơn về bệnh tật. Hay như việc trao đổi kiến thức giữa các đồng nghiệp với nhau để nâng cao chuyên môn.
  • Kiến thức: Là hành trang quan trọng nhất đối với một người bác sĩ. Chỉ khi bạn nắm chắc kiến thức về chuyên ngành của mình cùng các chuyên ngành khác mới chẩn đoá đúng bệnh tật và ra những phác đồ điều trị đúng cho bệnh nhân
Chuẩn bị tất cả các hành trang cần thiết để trở thành lương y như từ mẫu
Chuẩn bị tất cả các hành trang cần thiết để trở thành lương y như từ mẫu

>>>Xem thêm

Công việc thường ngày của một bác sĩ vật lý trị liệu

Công việc của một bác sĩ vật lý triệu liệu thường ngày sẽ bao gồm các hoạt động chính dưới đây:

  • Tiếp nhận người bệnh. Thăm khám và chẩn đoan bệnh tật. Đưa ra những chỉ định về các việc thực hiện các cận lâm sàng cần thiết để có thể giúp chẩn đoán chính xác bệnh.
  • Sau khi chẩn đoán đúng bệnh thì để ra phương pháp điều trị tốt nhất dành cho bệnh nhân. Bao gồm đơn thuốc, các phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
  • Theo dõi quá trình điều trị của người bệnh để có những điều chỉnh thích hợp, tót nhất cho bệnh nhân trong quá trình điều trị.
  • Tại một số cơ sở bác sĩ vật lý trị liệu sẽ tham gia trực tiếp cùng thực hiện các bài tập, vận dụng các thiết bị vật lý trị liệu cần thiết trong các gia đoạn cho người bệnh.
  • Hoàn thành các giấy tờ, hồ sơ liên quan theo đúng chuyên môn của bác sĩ.
  • Báo cáo tình trạng của người bệnh mà mình đang điều trị cho bác sĩ trưởng khoa hoặc trong các buổi họp giao ban.
  • Trao đổi, hội chẩn với các đồng nghiệp trong cùng khoa hoặc các khoa có liên quan trong các trường hợp cần thiết.
  • Khi có trường hợp phải nghỉ việc đột xuất thì cần bàn giao lại tình hình bệnh nhân mình phụ trách cho các bác sĩ có chuyên môn tương tự để họ thay bạn điều trị tiếp tục cho người bệnh.
  • Không ngừng nâng cao kiến thức chuyên môn bằng cách tự học hỏi thêm, hay tham gia những khoá đào tạo, hội thảo được tổ chức.
  • Cập nhật thường xuyên các phương pháp vật lý trị liệu, phục hồi chức năng mới, tiến bộ y học trong và ngoài ngành để ứng dụng vào điều trị cho bệnh nhân của mình.
  • Đưa ra ý kiến đối với các lãnh đạo về chuyên môn nhằm mục đích nâng cao chất lượng khám và điều trị bệnh của khoa.
Công việc của một bác sĩ vật lý trị liệu
Công việc của một bác sĩ vật lý trị liệu

Mức lương của bác sĩ vật lý trị liệu có cao không?

Bác sĩ luôn là một trong những ngành học mơ ước của biết bao thế hệ học sinh. Chúng ta đều biết rằng để vào được ngành y này thì hầu hết đều là những học sinh giỏi, có thành tích nổi trội nhất không những của một lớp mà còn cả của một trường. Biết bao người phấn đấu không ngừng thi đỗ các trường đại học y không chỉ bởi nó là nghề được cả xã hội kính trọng mà còn bởi vì đây là một nghề nghiệp có mức lương tốt.

Với bác sĩ vật lý trị liệu thì điều trên là không sai. Một bác sĩ nói chung thì lương sẽ phụ thuộc vào hai yếu tố quan trọng nhất. Đó là:

  • Chức vụ và nơi công tác: Chức vụ bạn đảm nhiệm càng cao thì lương cơ bản tính theo bậc cũng cao hơn. Trưởng khoa, phó trưởng khoa lương cao hơn so với một bác sĩ thường. Lương của các bác sĩ ở bệnh viện tuyến trung ướng cũng có đãi ngộ tốt hơn so với lương bác sĩ ở tuyến huyện, tuyến xã.
  • Trình độ chuyên môn: Rất nhiều các bệnh viện lớn trong đó có bệnh viện tư nhân đều tuyển bác sĩ đầu vào dựa theo năng lực chuyên môn. Không cần biết bạn là bác sĩ mới ra trường hay bác sĩ đã làm trong nghề nhiều năm, chỉ cần bạn có chuyên môn tốt, có khả năng khám và điều trị bệnh tốt cho người bệnh thì chắc chắn để chiêu mộ nhân tài, các bệnh viện sẽ đưa ra những mức lương không hề thấp.

Rất nhiều bệnh nhân do một số vấn đề không thể đến viện hàng ngày nên có nhu cầu khám và điều trị bệnh tại nhà. Lúc này các bác sĩ vật lý trị liệu hoàn toàn có thể được mời đến. Đây là một trong những khoản thu nhập thêm bên ngoài của các bác sĩ. Chỉ cần bạn có đầy đủ giấy tờ, chứng chỉ hành nghề thì việc điều trị này hoàn toàn là phù hợp với luật khám chữa bệnh tại nước nước. Từ những khoản thu nhập trên thì chúng ta hoàn toàn có thể biết được là mức lương của một bác sĩ vật lý trị liệu là không hề nhỏ.

Từ bài viết trên chắc hẳn các bạn đang quan tâm đến vấn đề học bác sĩ vật lý trị liệu ra làm nghề gì đã có được câu trả lời chĩnh xác nhất cho mình. Để đào tạo ra được một bác sĩ có khả năng độc lập trong việc khám chữa bệnh mất một khoảng thời gian không hề ngắn. Trong đó là tối thiểu 6 nắm ngồi trên ghế giảng đường với tư cách là một sinh viên. Sau đó là rất nhiều các chương trình học khác nhau như học nội trú, học chứng chỉ hành nghề, học chuyên khoa, học chuyên sâu… Có như vậy bác sĩ của chúng ta mới đủ năng lực chăm sóc sức khoẻ và cứu chữa cho rất nhiều người bệnh.