Nghề xã hội học là gì?

Nghề xã hội học là gì?

Có thể hình dung xã hội là một “cơ thể sống”, có lúc tiềm ẩn hoặc bộc phát và nhà xã hội học chính là “bác sĩ chẩn bệnh” xã hội.

1. Xã hội học là gì

Xã hội học là khoa học về các quy luật và tính quy luật xã hội chung, và đặc thù của sự phát triển và vận hành của hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử; là khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong các hoạt động của cá nhân, các nhóm xã hội, các giai cấp và các dân tộc.

2. Ngành xã hội học làm gì?

Nghiên cứu ở các viện thống kê, nghiên cứu thị trường, truyền thông tiếp thị

  • Dạy học
  • Cố vắn nhân sự cho bất cứ tổ chức nào
Ngành xã hội học

 

  • Cố vấn cho quản lý, quản lý xã hội hay quản lý chính trị
  • Cố vấn cho các xí nghiệp kinh tế

3. Điều kiện làm việc của ngành xã hội học

Nhà xã hội học phải đi nhiều để thực hiện những nghiên cứu, điều tra xã hội. Họ thường làm việc với tư cách nhà nghiên cứu trong các viện và trường đại học, cao đẳng v.v… Nhiều người cũng làm việc cho một số ban ngành của chính phủ, nghiên cứu, tư vấn về việc xây dựng chính sách cho các vùng, khu vực, cộng đồng người v.v…

4. Tố chất cần có trong nghề xã hội học

Kiến thức

  • Hiểu biết cơ bản chủ nghĩa Mác – Lênin; đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh, có sức khỏe, có kiến thức về giáo dục quốc phòng đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
  • Có kiến thức cơ bản về pháp luật đại cương, về khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên để đáp ứng yêu cầu tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp.
  • Có kiến thức cơ bản về tiếng Anh/tiếng Pháp tương đương trình độ A Quốc gia.
  • Có kiến thức cơ bản về máy tính, các phần mềm văn phòng và các phần mềm cơ bản khác.
Ngành xã hội học

 

  • Hiểu và vận dụng được lý thuyết XHH, phương pháp luận nghiên cứu XHH vào việc nhận thức mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội rộng lớn, giải thích được qui luật phát triển xã hội, xem xét ảnh hưởng của văn hóa đến quan niệm và hành vi của cá nhân hoặc nhóm xã hội, nhận ra các vấn đề xã hội để tiến đến tìm hiểu, nghiên cứu, điều tra giải quyết vấn đề.
  • Có khả năng phối hợp kiến thức XHH, tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức chuyên ngành, liên ngành, ngành gần cũng như các thành tựu khoa học khác.

Kỹ năng

  • Tư duy phân tích
  • Tự tin và kiên nhẫn
  • Hiểu và vận dụng được lý thuyết XHH,giải thích được qui luật phát triển xã hội…
  • Có khả năng phối hợp kiến thức XHH, tự học, tự nghiên cứu để nắm vững kiến thức chuyên ngành, liên ngành.
  • Luyện tập tư duy phân tích

Khả năng

  • Khả năng giao tiếp tốt
  • Khả năng viết
  • Khả năng giải mã những tuyên bố của truyền thông
  • Biết làm thống kê và đọc thống kê
  • Biết khai thác tài liệu
  • Tiếp cận hiện tượng xã hội

Thái độ

  • Có ý thức lập thân lập nghiệp và lao động nghề nghiệp với tư duy năng động sáng tạo.
  • Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, có ý thức rèn luyện sức khỏe để phục vụ ngành nghề.
Ngành xã hội học

 

  • Có ý thức đạo đức nghề nghiệp: ý thức phục vụ cộng đồng, tính trung thực, giản dị, năng động, say mê và có trách nhiệm trong công việc.

5. Cơ hội nghề nghiệp

Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc ở các doanh nghiệp (bộ phận nhân sự, tổng hợp, nghiên cứu thị trường…), các cơ quan chính quyền (cơ quan văn hóa thông tin, lao động thương binh xã hội…), các tổ chức đoàn thể (Tổ chức Mặt trận, công đoàn, Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên…), các tổ chức tư vấn, phát triển cộng đồng, các trung tâm công tác xã hội… hoặc giảng dạy ở các trường đại học, cao đẳng, tham gia công tác ở các viện nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn.

6. Những địa chỉ đào tạo nghề xã hội học

Học viện Báo chí – Tuyên truyền; Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG – TP.HCM, ĐHQG – HN); Trường ĐH Mở TP.HCM; Trường ĐH Tôn Đức Thắng; Trường ĐH Khoa học – ĐH Huế; Trường ĐH Văn Hiến; Trường ĐH Công đoàn; Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội; Trường ĐH Đà Lạt.