Luyện thi Vẽ mỹ thuật vào Đại học Xây Dựng

Luyện thi Vẽ mỹ thuật vào Đại học Xây Dựng

Trung tâm luyện thi đại học Đa Minh giới thiệu với các bạn đang ôn thi, luyện thi môn Vẽ mỹ thuật vào các trường Đại học Xây Dựng, Đại học Kiến trúc,…một số kinh nghiệm làm bài thi môn vẽ mỹ thuật của trường đào tạo kiến trúc

DƯNG HÌNH
Về phương pháp dựng hình: Ước lượng và so sánh bằng tương quan là phương pháp đúng. 
-Sử dụng phương pháp ước lượng. Người ta thường lầm về những ưu điểm của phương pháp này. Thực tế thì ước lượng chính xác hơn đo bằng que đo.
-Sử dụng pp so sánh. Pp này rất wan trọng cần fải luyện tập lâu dài. So sánh ở đây là so sánh tỉ lệcác đoạn hình: VD chiều dài cánh tay so với bờ vai. So sánh tỉ lệ hình phẳng bằng cách nối các điểm lại với nhau ( đơn giản hoá, hình học hóa). Fải liên tục so sánh và so sánh trong suốt quá trinh dựng hình như một fản xạ.Que đo chỉ dùng để hỗ trợ( cũng dùng để đo nhưng chỉ đo 1 lần những đoạn chính lúc bắt đầu vẽ).Dựng hình nghĩa là dựng khối chứ ko fải vẽ đường viền cho tượng. khi dựng cần tách bạch các khối, vd khối ụ mày với khối mũi, khối mắt…là những vị trí hình dễ bị sai. Tham khảo sách Tàu sẽ thấy họ dựng hình sơ đã thấy rõ khối, thậm chí cả ánh sáng.

Luyện tập dựng hình chính là cách thức người vẽ nghiên cứu KHỐI. Khối có khối lớn và khối nhỏ. Trước tiên, coi sọ là khối cầu, với những đặc điểm sáng, tối, phản quang tương tự. Tương tự, với những khối nhỏ như mắt, mũi, miệng, cổ lần lượt được đưa về các khối kỉ hà. Nghiên cứu tượng ở nhiều góc khó như từ trên xuống, từ dưới lên, góc 3/4 từ phía sau… để hiểu rõ khối, thấy được sự chi phối của luật phối cảnh: những đường thẳng song song gặp nhau tại 1 điểm ở vô cực. Do đó coi trục mắt, trục mày, trục gò má là các đường thẳng song song, sẽ nhận ra góc lệch giữa chúng

ĐÁNH BÓNG
– Đánh bóng thì nên đánh tổng quát từ trên xuống một luợt. Rồi phân mảng đậm nhạt. đừng nên tậo trung đánh một chỗ. Sau đó mới tìm ra chỗ phản sáng tức vùng sáng nằm trong tối
– Cách đánh nền ko nên quá xa lạ với cách đánh bóng tượng. Đặc biệt đừng làm không gian nền bị gián đoạn giữa 2 bên sáng tối của tượng.
– Nhớ đừng để tay chạm vào bài. Có thể kê tờ giấy nilon lên trên hoặc chỉ tỳ ngón út xuống bài vẽ thôi.

* Tạo phản quang ?
– Tối đánh trước còn sáng phản quang nên kểt hợp để lấy luôn hay để riêng một khoảng thời gian để lấy
– Di lớp này chồng lên lớp khác, đến khi nào đạt thì thôi, sau đó dùng tẩy chậm bớt những một số chỗ để tạo phản quang, khi lên bóng tay càng nhẹ nhàng càng tốt .
– Ngoài cách lấy gôm chậm bớt ra thì có thể để ý tạo ngay từ đầu bằng cách đánh những nét hơi đậm ở đường ranh giới sánh tối , kéo về fần tối . Cách này dễ gây ra hiện tượng ” chớp ” nếu bạn không giữ được đúng hệ thống sáng tối lớn .
Có thể dùng cách này sau khi dùng chì 2b đi đều các lớp tạo sáng tối lớn .

* Đan chéo nhau ( caro ) ?
– Thực ra khi nói caro thì không fải các nét giao nhau tạo thành những hình vuơng mà là tạo thành những HÌNH THOI .
Các lớp nét đúng là fải theo đổi độ chéo cho khéo, dứt khoát lớp sau đậm hơn lớp trước . Tránh cứ đánh nhiều lớp mà độ đậm không đổi tại cùng 1 vị trí —-> sẽ làm ” lì ” bài .

*Nhấn chì đậm ?
Nhấn nền ở vị trí sáng nhất của tượng.Điều này thường tạo thành 1 vùng đen . Việc ” để ” vùng đen này như thế nào lại còn tuỳ vào sự khéo léo và cách nhìn của người vẽ .
Nói chung có thể : ” chồng từng lớp ” . Lớp sau đậm hơn và khu vực nhỏ hơn lớp trước –> tránh gây ra 1 ” cục đen thui ” trên bài ” .
Nếu vẽ tượng toàn thân , bán thân thì fải khéo léo chọn lựa những vị trí nào áp dụng chuyện này . Nói chung nhấn chì đậm dùng để tách mẫu với nền .
Không fải chỉ có ” tụợng trắng – nền đen thui ” mới gọi là tách . Một số chỗ ” tuợng đen – nền trắng cũng tách . Trong bài mà sử dụng cả hai chiện này thì phong phú hơn .

Có 2 cách thông dụng nhất để đi nét chì:

*Cách 1 :
Nhấn 1 đâù, buông đầu kia (cách này ai cũng làm đc nhưng ít dùng)

*Cách 2 :
Hai đầu buông, nhấn vùng giữa. cách này khó hơn, đòi hỏi phải có sự luyện tập nhưng lại được sử dụng nhiều. Dùng cách này đan 2 mảng lại sẽ ko để lại ngấn ở giữa.
*Ngoài ra di tay cũng là 1 nghệ thuật. Các thầy thường cấm chuyện này nhưng chính các thầy lại thường làm nhất. Lý do: phương pháp này tạo độ đậm rất nhanh và đều nhưng dễ dẫn đến cháy bài nhất. Nhưng nếu thực hành thuần thục sẽ đẩy bài vượt xa khỏi cách đánh bóng thông thừơng. Có mấy lời khuyên khi thực tập pp này: Trước khi di tay lớp chì ở dưới ko đc quá dày. sau khi di, dùng tẩy chỉnh sửa lại vùng tối bằng tẩy. Cuối cùng, phủ lên vài lớp chì đều để kiên kết các mảng, diện lại với nhau. Tốt nhất đừng áp dụng pp này cho bên sáng nếu chưa đủ khả năng.

Muốn tả bóng tốt cần hiểu cấu tạo khối, nắm quy luật bóng đổ, fản quang——> làm chủ được ánh sáng. Vẽ với ánh sáng đã được mặc định sẵn trong đầu. Vị trí bóng đổ ( hướng ánh sáng giả định ) thế nào thì sẽ hỗ trợ được cho việc tả đặc điểm tượng. Kỹ năng này rất quan trọng vì phần lớn thí sinh cố gắng ( 1 cách vô ích) tả đúng ánh sáng thực tế mà không biết đơn giản nó.

1/ trong quá trình ôn luyện nên ghi nhớ các khối bóng cơ bản,
2/ vào thi lục lại mấy cái đó mà bịa bóng sao cho đẹp là được( cái này dựa trên kinh nghiệm rút ra khi luyện thi )
3/ cứ tả bóng đổ quyết liệt vào, nhìn tượng nó thật.

KINH NGHIỆM DÙNG TẨY

Thứ nhất: Chọn mua 1 cục tẩy mực loại cực thô và cực cứng. Mua 1 tờ giấy nhám (giấy ráp) loại thô. Sau đó là chà lấy chà để cục tẩy lên đó. Nếu cho vụn tẩy dạng hạt là ok còn nếu cho dạng sợi thì đổi cục cứng hơn. Nói chung chà 1 cục là dùng nhoè.
Thứ 2:chuẩn bị 1 miếng bông gòn. 1 cái hộp miệng rộng co nap. Đổ vụn tẩy vào, bỏ miếng bông lớn lên trên, đậy nắp. Thế là xong.
Thứ 3: Muốn làm sáng vùng bị đen, lấy bông chấm vụn tẩy chà đều và cẩn thận trên vùng đó. Tốt nhất là nên thực hiện từ bên sáng trước để tách diện. Ngoài ra còn có thể tạo 1 số hiệu quả khác tùy khả năng mỗi người.
Thứ 4: Có thể đi thêm 1 lớp chì nhẹ sau đó.

Ưu điểm: Ko để lại vết tẩy. Giữ lại được nét chì. Sắc độ giảm đều

Các bạn đang ôn thi,luyện thi lưu ý: Trường Đại học Xây Dựng Hà Nội tổ chức thi môn vẽ mỹ thuật tại trường