Logistics và quản lý chuỗi cung ứng: Ngành học của tương lai
Logistics và chuỗi cung ứng là một lĩnh vực tuy mới mẻ nhưng đầy hứa hẹn tại Việt Nam.
Mục lục:
1. Giới thiệu ngành:
Chuyên ngành đào tạo Logistics và chuỗi cung ứng là một chuyên ngành mới đầy hấp dẫn nhằm đào tạo những chuyên viên trong lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng tương lai, trang bị cho sinh viên các kiến thức chuyên môn song song với ứng dụng thực tiễn, xây dựng kỹ năng làm việc và tư duy hiện đại để sinh viên có đủ hành trang và khả năng làm việc ngay khi tốt nghiệp.
2. Logistics và quản lý chuỗi cung ứng làm những gì?
Khi đặt mua một sản phẩm từ các trang bán hàng như Zalora, Lazada, Amazon… bạn có biết làm thế nào sản phẩm đó đến được tay mình thật nhanh chóng mà vẫn đảm bảo chất lượng không? Ngành học Quản lý chuỗi cung ứng & Logistics sẽ cho bạn câu trả lời chính xác về quy trình này!
Ngườ̀i làm nghề này có trách nghiệm đưa ra chiến lược phát triển sao cho hiệu quả nhất và phân bố hàng hoá tới khách hàng.
3. Nơi đào tạo
Theo thống kê gần nhất, ngành học tiềm năng này ở Việt Nam mới được đưa vào giảng dạy tại một số trường như:
– Trường ĐH Hàng Hải Việt Nam
– ĐH Quốc tế – ĐHQG TP.HCM
– RMIT cơ sở Sài Gòn và Hà Nội
– ĐH Giao thông vận tải TP.HCM
4. Cơ hội nghề nghiệp
Hiệp hội doanh nghiệp Logistics Việt Nam cho biết, thống kê của đơn vị cho thấy trong vòng 10 năm trở lại đây tốc độ phát triển ngành Logistics là rất nhanh (10 – 15%/năm). Tuy nhiên, theo nghiên cứu mới đây của một Viện nghiên cứu có uy tín của Nhật Bản, mức độ đáp ứng của ngành Logistics ở Việt Nam chỉ chiếm 50% số với tổng nhu cầu. Trong 3 năm tới, Việt Nam cần khoảng 3.000 nhân lực cho ngành Logistics.
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm việc tại vị trí Chuyên viên tại các tập đoàn, công ty trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực logistics, vận tải, kho hàng, kinh doanh xuất nhập khẩu, tư vấn kinh doanh, sản xuất, phân phối, thương mại, bảo hiểm; đảm nhận các vị trí nghiên cứu chính sách tại các Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch đầu tư…
Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể đảm nhận các công việc:
– Quản lý khai thác tại cảng;
– Tổ chức quản lý và khai thác kho hàng;
– Thu xếp và ký kết hợp đồng kinh tế, hợp đồng vận tải;
– Lên kế hoạch và tổ chức hoạt động logistics;
– Thiết kế tổ chức vận tải và quản lý đội phương tiện;
– Tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp;
– Hoạch định phân bố nguồn lực của doanh nghiệp.