Giới thiệu về ngành du lịch
(Trung tâm luyện thi Đại học Đa Minh) – Du lịch được coi là ngành “công nghiệp không khói”, là “con gà đẻ trứng vàng” của nền kinh tế. Ngành du lịch luôn chiếm vị trí rất quan trọng ở bất cứ quốc gia nào. Đặc biệt với một nước giàu tiềm năng du lịch như nước ta thì cơ hội nghề nghiệp càng lớn.
Du lịch là hoạt động của con người đi ra khỏi nơi sống và làm việc thường xuyên của mình, đến những nơi khác với mục đích nhất định như: tham quan, tìm hiểu, nghỉ ngơi, chữa bệnh, vui chơi giải trí, tôn giáo – tâm linh mà không nhằm mục đích kiếm tiền. Làm du lịch có thể hiểu là việc xây dựng, tiếp thị, quảng bá, bán và thực hiện các chương trình du lịch (đã bán) cùng các sản phẩm, dịch vụ du lịch đi kèm.
Mục lục:
Ngành du lịch có 3 lĩnh vực ngành nghề chính:
1. Nghề quản lý điều hành du lịch
– Nghề quản lý du lịch:
Công việc này đòi hỏi năng lực quản lý giỏi và sự hiểu biết sâu sắc về du lịch. Với các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch, ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý, họ còn cần kiến thức chuyên môn về từng lĩnh vực cụ thể để lãnh đạo những bộ phận, nhân viên dưới quyền.
Nhà quản lý du lịch chủ yếu làm việc trong văn phòng với các hồ sơ, báo cáo, đề án v.v… Tuy nhiên, anh ta cũng thường xuyên phải đi gặp đối tác, tham dự hội thảo, tới các quốc gia hoặc địa phương khác để tham quan, học hỏi, tham gia các chương trình quảng bá du lịch. Người quản lý du lịch thường có quan hệ rộng, đòi hỏi là người am hiểu và có kỹ năng giao tiếp rất tốt.
Khi làm công việc này, bạn thực sự là “VIP” rồi đấy. Đây là việc của những người có năng lực quản lý và hiểu biết về du lịch. Với các nhà quản lý doanh nghiệp du lịch, cơ sở dịch vụ du lịch, tài nguyên du lịch, ngoài kiến thức chung về du lịch và quản lý, họ còn thường có chuyên môn về từng lĩnh vực cụ thể để lãnh đạo những bộ phận, nhân viên dưới quyền.
Công việc này có thể chưa phải là mối quan tâm nghề nghiệp ngay của bạn. Nhưng cũng cần thiết để ước mơ một ngày không xa, trong các bạn sẽ có những nhà quản lý du lịch trẻ, giỏi giang và nổi tiếng chứ.
– Nghề điều hành du lịch:
Công việc chính là phân công công việc cho các hưởng dẫn viên du lịch; nhận thông tin từ các chương trình du lịch để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, yêu cầu của khách do hướng dẫn viên báo về nhận và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại của khách về chương trình du lịch của đơn vị mình v.v…
Công việc của người điều hành du lịch diễn ra chủ yếu trong văn phòng điều hành tiện nghi và thoải mát, nhưng họ phải chịu áp lực công việc khá nặng nề với nhiều việc ở nhiều nơi báo về cùng lúc, đặc biệt trong các mùa du lịch cao điểm.
Nhiệm vụ của người điều hành du lịch là phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch thực hiện các chương trình du lịch; nhận thông tin từ những chương trình ấy để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết những phát sinh, yêu cầu của khách do hướng dẫn viên báo về.
Bên cạnh đó, người điều hành du lịch còn phân công theo lệnh cho những người điều khiển phương tiện đi lại đưa đón và phục vụ khách. Thông thường, các cơ sở du lịch có phòng điều hành, nơi các nhân viên điều hành thực hiện công việc của mình.
– Nhân viên Marketing Du lịch:
Đây là những người làm công tác nghiên cứu thị trường du lịch, tìm ra những gì khách cần, những gì đã có và cần có. Trên cơ sở nghiên cứu của mình, họ tư vấn cho các chương trình du lịch của đơn vị mình (giá cả, địa điểm, khách hàng mục tiêu v.v…). Ngoài ra, họ cũng tiến hành những nghiên cứu thị trường khác theo yêu cầu của nhà quản lý và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, xây dựng các chương trình để quảng bá, khuếch trương các sản phẩm du lịch với từng loại chất lượng, giá cả…
Nhân viên marketing du lịch thường xuyên làm việc, giao dịch với khách hàng, các đối tác cũng như các cơ sở du lịch, các điểm du lịch.Công việc này đòi hỏi bạn phải đi lại nhiều.
Hay còn gọi đơn giản là nhân viên tiếp thị du lịch.Là nhân viên marketing, bạn sẽ nghiên cứu thị trường du lịch để tìm ra những gì khách cần, những gì đã có và cần có để đáp ứng nhu cầu của khách.
Công việc tìm hiểu cung – cầu ấy giữ vai trò quan trọng để doanh nghiệp du lịch có được kế hoạch kinh doanh phù hợp, vừa đáp ứng đúng sản phẩm cần thiết, vừa thu lợi nhuận cao, tránh rủi ro trong kinh doanh.
Đây cũng là việc quảng bá, khuếch trương các sản phẩm du lịch: chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch hiện có, sẽ có, với từng loại chất lượng, giá cả để khách hàng biết và lựa chọn.
Marketing du lịch cần kiến thức du lich, kiến thức kinh doanh, khả năng phân tích và cả cái mà người ta thường gọi là sự “thính nhạy với thương trường”.Tất nhiên, tuổi trẻ và sự năng động của bạn là một lợi thế lớn vì với công việc này, bạn thường phải đi nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người.
Cũng như nhiều lĩnh vực kinh doanh, dịch vụ khác, marketing đang chiếm vị trí ngày càng quan trọng trong các đơn vị kinh doanh, khai thác dịch vụ du lịch. Nếu bạn yêu thích du lịch và say mê khám phá, nghiên cứu thị trường, đây là cơ hội rất tốt để bạn thể hiện tài năng và nhiệt huyết sáng tạo của mình.
2. Nhân viên phục vụ
– Công việc phục vụ Bàn, bar, Buồng, Bếp:
Nhìn vào bàn tiệc trong các nhà hàng, khách sạn, chúng ta thấy được không chỉ sự sang trọng, chuẩn mực của việc bài trí, sắp xếp trình tự phục vụ, sự khéo léo, hấp dẫn khách mà còn thể hiện cả chiều sâu văn hoá, mục đích của bữa tiệc. Đó là kết quả công việc của các nhân viên phục vụ bàn, bếp, bar đảm nhiệm.
Bên cạnh đó là công việc phục vụ buồng, phòng. Các buồng phòng đạt tiêu chuẩn quốc tế có những đòi hỏi rất nghiêm ngặt từ sự sạch sẽ, thoáng mát đến cách sắp đặt, bài trí hợp lý, có thẩm mỹ.Không chỉ vậy, họ còn phải kịp thời, nhanh chóng và tận tình hướng dẫn, đưa khách lên buồng, phòng.
Ngoài ra, trong ngành này còn có nhiều công việc đa dạng như chăm sóc khách hàng, thông tin du lịch, xây dựng chương trình du lịch, bán hàng lưu niệm, chăm sóc sức khỏe, tổ chức vui chơi giải trí, giáo dục môi trường du lịch, bảo trì, nghiên cứu về du lịch, giảng dạy trong các cơ sở đào tạo du lịch v.v…
Bạn đã từng thấy trên truyền hình hay trực tiếp ngồi ở quầy ba, nơi phục vụ đồ uống và “mê tít” trước những động tác điệu nghệ của người đứng quầy? Nhân viên quầy bar rất thông thạo về các loại đồ uống, từ các loại rượu đến đồ uống có ga, nước hoa quả, nước khoáng… Anh ta biết cách pha chế đồ uống cho hợp khẩu vị cũng như tâm trạng của khách. Thật tuyệt phải không?
Các bữa ăn thường kỳ, các bữa tiệc tại nhà hàng, khách sạn… đều do các nhân viên phục vụ bàn, bếp, bar đảm nhiệm.
Nhìn vào một bàn tiệc trong nhà hàng, khách sạn, chúng ta thấy được không chỉ sự sang trọng, chuẩn mực của việc bài trí, sắp xếp, trình tự phục vụ, sự khéo léo, hấp dẫn khách mà còn thể hiện cả chiều sâu văn hóa, mục đích của bữa tiệc. Màu sắc, hương vị của từng món ăn, nghệ thuật phục vụ, cho đến từng đoá hoa bày trên bàn tiệc, từng nếp gấp của chiếc khăn ăn như chúng ta thấy đều là kết quả công việc của những người làm bếp, những người phục vụ bàn và nhân viên pha chế, phục vụ đồ uống.
Bên cạnh đó là công việc phục vụ buồng, phòng. Bạn đừng tưởng đơn giản nhé! Các buồng, phòng, nhất là những nơi đạt tiêu chuẩn quốc tế đòi hỏi nghiêm ngặt từ sự sạch sẽ thoáng mát đến cách sắp đặt, bài trí hợp lý, có thẩm mỹ, thậm chí theo “gu” của từng đối tượng khách. Tất cả đều do “một tay” người phục vụ buồng, phòng. Không chỉ vậy, họ còn phải kịp thời và nhanh chóng đưa buồng, phòng vào phục vụ khách, hướng dẫn khách tận tình.
– Nhân viên lễ tân:
Công việc của nhân viên lễ tân chủ yếu ở các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách, các làng du lịch, các cơ sở du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh, các trang trại du lịch dịch vụ v.v.. Nhân viên lễ tân cần biết hơn ít nhất một ngoại ngữ, phải nghe, hiểu đúng thông tin của khách, đồng thời trả lời cho khách hiểu những thông tin về giá cả, thanh toán, loại dịch vụ một cách chính xác, rõ ràng.
Công việc chính của họ là thận điện thoại, trả lời các thông tin về dịch vụ của cơ sở mình, xếp lịch đặt phòng cho khách; đón tiếp khách; giới thiệu dịch vụ du lịch của cơ sở mình; nhận thông tin yêu cầu ăn, ở của khách; kiểm tra các dịch vụ có thể đáp ứng được yêu cầu của khách đặt ra không; giúp khách trong các công việc điện thoại, chỉ dẫn thông tin, nhận và trả đồ ký gửi, thanh toán v.v…
Nếu bạn đã từng tới nhà hàng, khách sạn, điểm tham quan v.v… bạn sẽ dễ dàng nhận thấy hàng chữ NƠI ĐÓN TIẾP hoặc LỄ TÂN (tiếng Anh kèm theo là RECEPTION). Nơi làm việc của nhân viên lễ tân thường dễ thấy và thuận tiện cho khách vào ra.
Nhân viên lễ tân có nhiệm vụ đón tiếp khách, giới thiệu các dịch vụ của cơ sở mình, nhận thông tin yêu cầu ở, ăn của khách, kiểm tra các dịch vụ có thể đáp ứng nhu cầu khách đặt ra và trao đổi với khách về dịch vụ mà khách cần để có thể phục vụ khách. Lễ tân viên còn giúp khách trong các công việc: điện thoại, chỉ dẫn và thông tin, nhận và trả đồ ký gửi, thanh toán, tạm biệt khách… Nghĩa là rất nhiều việc có yêu cầu nghiệp vụ và hành vi ứng xử theo các nguyên tắc giao tiếp quốc tế và cụ thể với các đối tượng khác nhau.
Nhân viên lễ tân cần biết ngoại ngữ và không chỉ một đâu nhé! Ở các khách sạn có đẳng cấp quốc tế (trong ngành được xếp từ 8 sao trở lên), khách du lịch không phải ai cũng biết nói tiếng Anh. Lễ tân viên phải nghe, hiểu đúng thông tin của khách, đồng thời trả lời cho khách hiểu những thông tin về giá cả, thanh toán, loại dịch vụ một cách chính xác, rõ ràng.
3. Hướng dẫn viên du lịch
Công việc chính là thực hiện việc đón tiếp khách; tổ chức hoạt động du lịch theo chương trình công ty đã bán cho khách; giới thiệu hoặc liên hệ người giới thiệu tại mỗi điểm du lịch, giới thiệu các dịch vụ du lịch cho khách tại điểm du lịch; tổ chức việc ăn, nghỉ, đi lại v.v… cho khách theo chương trình du lịch đã định; đảm bảo về sự an toàn và thoải mái của khách trong chương trình du lịch; trực tiếp giải quyết các vấn đề phát sinh hoặc báo về trung tâm v.v…
Hướng dẫn viên du lịch không cần cao lớn hay xinh đẹp đặc biệt (chỉ cần tránh các khuyết tật về hình thể, giọng nói). Quan trọng nhất là họ cần có kiến thức, năng lực chuyên môn vững vàng, khả năng ứng xử, giao tiếp, sự dẻo dai và tâm lý ổn định.
Các hướng dẫn viên du lịch làm việc trong các công ty du lịch, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành hoặc các đơn vị quản lý và khai thác tài nguyên du lịch, các ban quản lý di tích hay danh thắng, vườn quốc gia hay khu bảo tồn thiên nhiên. Cũng có hướng dẫn viên làm việc trong những cơ quan hoặc doanh nghiệp khác nhưng có thể hướng dẫn viên du lịch và được mời làm cộng tác viên du lịch.
Đây là những người có thẻ hướng dẫn viên du lịch, thực hiện việc đón tiếp, tổ chức hoạt động du lịch theo chương trình công ty đã bán cho khách. Họ vừa là người phục vụ chu đáo, tận tình, vừa tổ chức chương trình du lịch sao cho chính xác, sinh động.
Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch còn thay mặt công ty giải quyết những tình huống phát sinh trong chuyến đi mình phụ trách, tất nhiên trong phạm vi và quy định nghề nghiệp.
Hướng dẫn viên du lịch làm việc trong các công ty du lịch, các doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh lữ hành hoặc các đơn vị quản lý và khai thác tài nguyên du lịch (các ban quản lý di tích, danh thắng địa phương, các ban du lịch trong các vườn quốc gia, các trung tâm nghiên cứu trung tâm du khách… ). Cũng có hướng dẫn viên làm việc trong những cơ quan hoặc doanh nghiệp khác nhưng có thẻ hướng dẫn viên du lịch và được mời làm cộng tác viên du lịch.
Hướng dẫn viên du lịch là người bị đòi hỏi nhiều nhất về cả kiến thức, năng lực chuyên môn, phẩm chất lẫn khả năng ứng xử, giao tiếp, sự dẻo dai và tâm lý ổn định.
Về ngoại hình, hướng dẫn viên du lịch không cần cao lớn hay xinh đẹp lắm (dĩ nhiên, được thế là tốt nhất) mà cần tránh các khuyết tật về mặt, mũi, mắt, chân tay v.v…
Đáng ngại thế mà sao nghề hướng dẫn viên du lịch luôn hấp dẫn? Vì niềm vui và lợi ích chính đáng công việc này mang lại. Thực tế còn cho thấy những người đã từng làm công việc này thường tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, thu nhập cao hơn và khi đảm nhiệm các công việc điều hành, quản lý du lịch càng dễ dàng hơn
Một số địa chỉ đào tạo
– Trường đại học công lập: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Trường Đại học Thương mại, Trường Đại học Văn hoá, Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại học Đà Lạt…
– Trường Đại học dân lập: Trường Đại học Dân lập Đông Đô, Trường Đại học Dân lập phương Đông, Viện Đại học Mở, Trường Đại học Dân lập Hải Phòng, Trường Đại học Dân lập Duy Tân, Trường Đại học Văn Lang, Trường Đại học Văn hiến, Trường Đại học Hùng Vương…
– Trường cao đẳng: Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Trường Cao đẳng Văn hóa Tp.Hồ Chí Minh…
– Trường trung học chuyên nghiệp: hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp có đào tạo ngành này chia làm hai loại:
+ Hệ thống các trường của ngành du lịch trực thuộc Tổng cục du lịch Việt Nam: cả nước có 3 trường đặt ở Vũng Tàu, Huế, Tp. Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó còn có Trường Trung học nghiệp vụ Du lịch Sài Gòn (do Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn quản lý).
+ Hệ thống các trường trung học chuyên nghiệp không do ngành du lịch trực tiếp quản lý được phân bố nhiều nơi trong khắp cả nước.
Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp
Tùy đặc điểm công việc mà các vị trí khác nhau trong ngành du lịch có những điều kiện làm việc rất khác nhau. Chẳng hạn người quản lý và điều hành du lịch thường làm việc tại văn phòng, bên chiếc máy vi tính và điện thoại, kết nối các mối quan hệ, lên mô hình và điều phối nhân viên dưới quyền sao cho đảm bảo phục vụ các tour du lịch tốt nhất cho khách hàng. Trong khi đó, phần lớn thời gian của hướng dẫn viên du lịch là trên những chuyến đi v.v… Bạn thường nghe nói du lịch là một nghề thú vị vì được đi đây đi đó, được biết nhiều điều, được thưởng thức nhiều món ăn lạ, giao tiếp với nhiều người, tìm hiểu nhiều phong tục, tập quán khác nhau nhưng ở phía sau những điểm hấp dẫn ấy là công việc chuyên môn không dễ dàng, không nhàn hạ.
Phần lớn những người làm việc trong ngành du lịch có thể tìm thấy vị trí của mình ở các tổng công ty du lịch với nhiều chi nhánh, công ty con, các công ty, trung tâm du lịch, trung tâm lữ hành.
Những năm đầu thế kỷ XXI đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của du lịch Việt Nam. Theo dự kiến, đến năm 2010, ngành du lịch nước ta phấn đấu đón khoảng 6 triệu du khách quốc tế, 25 triệu du khách trong nước. Những khu du lịch sinh thái, du lịch văn hoá đang mọc lên khắp nơi, làm thay đổi bộ mặt và đời sống của nhiều địa phương. Với sự phát triển ấy, ngành này đang rất cần một đội ngũ nhân lực mạnh.