Nghề kỹ sư nông nghiệp
Bạn thích nghiên cứu về khoa học,bạn muốn người dân có một cuộc sống tốt đẹp.Vậy nghề kỹ sư nông nghiệp chính là sự lựa chọn lý tưởng đáng để bạn chú ý.
Mục lục:
1. Nghề kỹ sư nông nghiệp là gì
Chinh phục khoa học và trực tiếp đưa những thành quả đó vào cuộc sống, vào từng vụ mùa, vào từng bữa ăn hàng ngày của mọi người – đó là niềm kiêu hãnh của người kỹ sư nông nghiệp.
2. Nghề kỹ sư nông nghiệp làm gì?
Là một kĩ sư nông nghiệp, bạn cần phải làm những công việc sau đây:
Chăm sóc cây trồng, vật nuôi thường xuyên.
Kiểm tra chất lượng chăm sóc, điều điện sống của chúng hàng ngày, đảm bảo môi trường nuôi dưỡng đạt tiêu chuẩn tốt nhất.
Giao phối, lai giống cho cây trồng, vật nuôi, cho ra đời những sản phẩm chất lượng, đảm bảo năng suất.
Nắm bắt, cập nhật tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế, áp dụng vào các giống cây, các giống vật nuôi để đem lại năng suất, lợi nhuận tốt.
Gặp gỡ, tư vấn cho bà con nông dân các kiến thức về chăm bón cây trồng, chăn nuôi gia cầm, gia súc.
Chỉ đạo, triển khai các dự án nông nghiệp, phổ biến cho người dân tạo việc làm, cải thiện năng suất, chất lượng…
3. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp của nghề kỹ sư nông nghiệp
Nhà nông học có thể làm việc tại:
Các công ty giống cây trồng, các công ty chuyên khoa học đời sống, công ty phân bón, những trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, Các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp về nông nghiệp và phát triển nông thôn, Các công ty chăm sóc cây trồng, công ty hoá chất nông nghiệp, các trường Đại học và cao đẳng với công tác nghiên cứu và giảng dạy…
4. Tố chất cần có trong nghề kỹ sư nông nghiệp
Kiến thức
Nhằm đào tạo kỹ sư nông học, có nhiệm vụ:
Cải thiện thu nhập của nông dân. Cải thiện và sản xuất cây trồng bền vững.
Phát hiện,ứng dụng và chuyển giao kỹ thuật mới, giống mới.
Bảo vệ môi trường, bao gồm thực hiện nông nghiệp bền vững.
Quản lí sản xuất cơ bản; tiếp thị, mua bán nông sản.
Kỹ năng
Giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc độc lập.
Tự học nâng cao trình độ và nghiệp vụ chuyên môn.
Giải quyết vấn đề về kỹ thuật liên quan đến nông học, bảo vệ thực vật, bảo vệ môi trường và hướng dẫn về sản xuất bền vững.
Tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong nhiều điều kiện khác nhau
Phương pháp nghiên cứu
Viết báo cáo khoa học.
Ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng phần mềm nghiên cứu chuyên dụng.
Ngoại ngữ chuyên ngành.
Thái độ, hành vi:
Nhận thức đúng đắn chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước trong các lĩnh vực: Chính trị, Giáo dục, Môi trường, Kinh tế, An ninh, Quốc phòng.
Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống và nhân cách toàn diện con người mới Xã Hội chủ nghĩa
Có ý thức trách nhiệm, tôn trọng pháp luật của nguời công dân; có đạo đức, thái độ và tác phong đúng đắn của một cán bộ chuyên ngành được đào tạo
Có tinh thần tập thể và làm việc tập thể
Có phương pháp làm việc khoa học, biết giải quyết các tình huống theo hướng tích cực; biết đúc kết kinh nghiệm để hoàn thành kỹ năng tư duy sáng tạo trong nghề nghiệp.
5. Những địa chỉ đào tạo nghề kỹ sư nông nghiệp
Ở trong nước các bạn có thể theo học nhóm ngành Nông – Lâm – Ngư nghiệp ở các trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Đại học Nông lâm (Đại học Thái Nguyên), Đại học Hải Phòng, Đại học Nông lâm (Đại học Huế), Đại học Nông lâm Tp.Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ…