Tìm hiểu về ngành kinh tế đối ngoại
Kinh tế đối ngoại là một ngành được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm và hiện tại đang chiếm tỷ trọng cao trong nhu cầu về nhân lực.
Mục lục:
1. Ngành kinh tế đối ngoại là gì?
Kinh tế đối ngoại được hiểu là ngành học nghiên cứu về mối quan hệ trao đổi, giao thương giữa hai lãnh thổ, địa giới khác nhau trên toàn thế giới. Lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế, chuyển giao công nghệ, quan hệ tiền tệ, tín dụng quốc tế và các dịch vụ quốc tế khác
2. Ngành kinh tế đối ngoại làm gì?
Tốt nghiệp ngành Kinh tế đối ngoại, với lợi thế ngoại ngữ vượt trội bên cạnh chuyên môn vững vàng cùng các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết khác, sinh viên dễ dàng tìm được các công việc phù hợp trong lĩnh vực này như:
Chuyên viên phòng kinh doanh chịu trách nhiệm tìm kiếm, thương lượng và đàm phán để ký kết hợp đồng mua bán quốc tế với các đối tác nước ngoài
Chuyên viên phòng nghiệp vụ xuất nhập khẩu xử lý quá trình thanh toán,vận chuyển, kho bãi, bảo hiểm,…đảm bảo hợp đồng được diễn ra theo đúng tiến độ
Chuyên viên hoạch định chính sách làm việc tại bộ phận Kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các đơn vị liên quan đến kinh doanh quốc tế
Chuyên gia nghiên cứu, giảng dạy các các lĩnh vực liên quan đến kinh tế đối ngoại
3. Điều kiện làm việc và cơ hội nghề nghiệp trong ngành
Cán bộ hoạch định chính sách hoặc cán bộ làm việc tại bộ phận kinh tế đối ngoại và hợp tác quốc tế của các cơ quan quản lý Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
Nhân viên kinh doanh, nghiên cứu thị trường tại các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các công ty liên doanh, khu công nghệ cao…
Nghiên cứu và giảng dạy về Kinh tế đối ngoại trong các cơ sở giáo dục Đại học, Cao đẳng…4. Tố chất cần có tromh ngành là gì
Kiến thức và kỹ năng đạt được:
Kiến thức về giao dịch thương mại quốc tế, đàm phán quốc tế để tiến tới ký kết hợp đồng mua bán quốc tế, vận tải và bảo hiểm trong thương mại quốc tế, thanh toán quốc tế, các vấn đề về quan hệ kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế…, khả năng xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách thương mại và các dự án đầu tư trong và ngoài nước.
Ngoài ra, sinh viên có cơ hội hoàn thiện, phát triển trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm cần thiết khác như giao tiếp, đàm phán và thương lượng… trong hoạt động giao thương quốc tế.
Được học các môn đầy hấp dẫn như: Giao dịch thương mại quốc tế, Tài chính quốc tế, Thanh toán quốc tế, Vận tải và giao nhận trong ngoại thương, Bảo hiểm trong kinh doanh, Pháp luật trong hoạt động kinh doanh quốc tế, Thuế và hệ thống thuế ở Việt Nam, Thương mại điện tử, Marketing quốc tế, Đàm phán quốc tế…
5. Một số địa chỉ đào tạo
Trường ĐH Kinh tế Tài Chính
trường ĐH Ngoại Thương
Trường CĐ Kinh Tế Đối Ngoại…