luyenthidaminh.vn

Người lái đò sông Đà – chất “vàng mười” của thiên nhiên và con người Tây Bắc

Người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà

Nguyễn Tuân là cây bút tài hoa với phong cách độc đáo bậc nhất nền văn học Việt Nam thế kỷ XX. Một trong những áng văn bất hủ thể hiện rõ nét thứ văn chương uyên bác, hoa mĩ và tình yêu cái đẹp của tác giả chính là tác phẩm Người lái đò sông Đà. Không chỉ là bức tranh thiên nhiên và con người Tây Bắc, Người lái đò sông Đà chở cả tình yêu thiên nhiên, đất nước và khát vọng của người nghệ sĩ vương trên đầu bút.

Tác giả

Tiểu sử

Nguyễn Tuân – con người cả đời đi tìm cái đẹp

Sự nghiệp

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân gói gọn trong một chữ – “ngông”. Nhưng đó là cái “ngông” giữa trên ngòi bút uyên bác tài hoa và nhân cách cao cả. Người lái đò sông Đà chính là một trong những tác phẩm thể hiện rõ nhất cái tôi uyên bác, tài hoa của Nguyễn Tuân.

Nếu như trước cách mạng, Nguyễn Tuân cố gắng tìm kiếm cái đẹp còn vương lại trong những gì xưa cũ, cố gắng níu giữ vẻ đẹp “vang bóng một thời” thì sau cách mạng, ngòi bút Nguyễn Tuân có sự chuyển mình vô cùng mạnh mẽ. Ông tìm đến vẻ đẹp của thiên nhiên và con người thời đại mới, tìm kiếm vẻ đẹp của con người trong cuộc sống lao động và kiến thiết. Văn chương Nguyễn Tuân từ đó tươi sáng và rộn ràng hơn. Tuy nhiên, có một Nguyễn Tuân không hề thay đổi xuyên suốt các tác phẩm của mình. Đó là một con người yêu và trân trọng cái đẹp.

Tác phẩm

Hoàn cảnh ra đời

Người lái đò sông Đà được in trong tập Sông Đà (1960). Đây là thiên tùy bút xuất sắc nhất, khẳng định ngòi bút sắc sảo và phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Đây là thành quả sau chuyến đi thực tế của tác giả lên Tây Bắc, với mong muốn tìm được chất “vàng mười” của mảnh đất này.

Nội dung

Với Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đã khắc họa bức tranh thiên nhiên Tây Bắc vừa thơ mộng, vừa hùng vĩ, khắc nghiệt thông qua muôn vàn trạng thái của con sông Đà. Tác giả cũng khắc họa và ngợi ca tài năng, phẩm chất và tư chất nghệ sĩ của con người lao động trong thời kỳ đổi mới thông qua hình tượng người lái đò. Qua đó, ta có thể cảm nhận được tình yêu quê hương, đất nước, con người vô cùng mãnh liệt. Bằng tất cả tình yêu ấy, Nguyễn Tuân đã khám phá được chất “vàng mười” của thiên nhiên và núi rừng Tây Bắc.

Nghệ thuật

Để làm được tất cả những điều trên, nhà văn đã vận dụng kiến thức, vốn hiểu biết uyên thâm của mình vào trong tác phẩm. Đồng thời, ngòi bút Nguyễn Tuân hiện lên sắc sảo với lối so sánh độc đáo, văn chương giàu hình ảnh và những sự liên tưởng phong phú. Có thể khẳng định, nhà văn là một người có óc quan sát tuyệt vời và một trái tim bao la rộng mở. Nhà văn đã tiếp cận thiên nhiên và con người ở một góc nhìn vô cùng nghệ sĩ.

 

Hình tượng người lái đò

Người lái đò sông Đà mang vẻ đẹp đại diện cho lớp người lao động trong thời kỳ mới sau cách mạng tháng Tám. Trong tác phẩm, Nguyễn Tuân đã khai thác vẻ đẹp của người lái đò ở nhiều khía cạnh.

Vẻ đẹp bình dị của người dân lao động

Hình tượng người lái đò

Vẻ đẹp của một người nghệ sĩ tài hoa

Người lái đò bước vào cuộc vượt thác giống như vị chỉ huy bước vào trận đánh. Phải đặt nhân vật vào trong môi trường chiến trận mới có thể bộc lộ hết phẩm chất của người lái đò:

Có thể thấy. Người lái đò sông Đà là nghệ sĩ tài ba trong công việc chèo đò, vượt thác. Chất nghệ sĩ đó đại diện cho con người Tây Bắc và là chất vàng mười của nhân dân lao động.

Hình tượng sông Đà

Trên trang văn Nguyễn Tuân, sông Đà đại diện cho thiên nhiên Tây Bắc. Vẻ đẹp của sông Đà là sự kết hợp của thơ mộng, trữ tình và hùng vĩ, dữ tợn.

Sông Đà hùng vĩ, dữ dội và hung bạo

Sông Đà thơ mộng, trữ tình

Con sông Đà thơ mộng, trữ tình

Phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân trong người lái đò sông Đà

Người lái đò sông Đà là tác phẩm thể hiện thành công nhất phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Đó là một cái tôi “ngông”, cái tôi uyên bác tài hoa và yêu cái đẹp. Có thể nói Nguyễn Tuân là người tôn sùng cái đẹp.

Một dòng sông bình thường, dữ tợn nhưng đối với Nguyễn Tuân, đó là một dòng sông đẹp. Một con người bình thường, nhỏ bé giữa thiên nhiên những đối với Nguyễn Tuân, đó là một người nông dân tài giỏi, mưu mẹo và mang tư chất nghệ sĩ trong mình. Văn chương vốn mang những hình hài khác nhau, nhưng văn chương Nguyễn Tuân luôn được khai thác trong góc nhìn của cái đẹp.

Tác phẩm người lái đò sông Đà đã thể hiện được vốn kiến thức uyên thâm của Nguyễn Tuân, một cái tôi rất đặc biệt, rất khác người, rất “ngông”. Tác phẩm đã thỏa mãn niềm đam mê “xê dịch” của nhà văn. Đồng thời, thể hiện một tâm hồn yêu và trân trọng cái đẹp, một ngòi bút văn chương tài hoa, nghệ sĩ của tác giả.

>> Xem thêm:

Có thể thấy Người lái đò sông Đà là một tác phẩm hay, có giá trị, xứng đáng là áng văn để đời trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân. Đi sâu mới thấy, tâm hồn của nhà văn chan chứa tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người; ngòi bút Nguyễn Tuân không phải dùng để viết thứ văn chương tầm thường mà dùng để họa những nét bút đầy uyên bác và tài hoa

Exit mobile version