Điền vào mẫu lý lịch khi đi xin việc có lẽ đã là việc quá quen thuộc đối với chúng ta. Tuy nhiên đối với học sinh, sinh viên khi muốn đăng ký trường học và làm thủ tục nhập học thì phải có lý lịch học sinh, sinh viên. Một số em còn rất bỡ ngỡ, chưa biết viết lý lịch này như thế nào. Bài viết dưới đây của luyện thi đại học Đa Minh sẽ hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên một cách cụ thể và chi tiết nhất.
Mục lục:
Lý lịch học sinh sinh viên là gì? Nó gồm có mấy phần chính?
Lý lịch học sinh sinh viên là những điều cần biết như nhân thân, hoàn cảnh gia đình, quá trình học tập, và hoàn cảnh gia đình của học sinh sinh viên và được kê thành văn bản có khuôn mẫu nhất định.
Một bộ lý lịch học sinh sinh viên sẽ gồm có những phần sau:
- Trang bìa – lý lịch học sinh, sinh viên
- Thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên
- Thành phần gia đình
- Xác nhận của chính quyền địa phương về thông tin mà học sinh, sinh viên đã khai.
Như vậy, để ghi điền đầy đủ thông tin của một bộ lý lịch thì học sinh, sinh viên không những phải nắm rõ thông tin cá nhân của mình mà còn phải biết được thông tin của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy, đối với những em học sinh, sinh viên lần đầu điền lý lịch thì rất cần sự hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên. Mục đích để hạn chế tối đa sai sót và đỡ mất thời gian của các em.
Hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên
Một bộ sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên chuẩn thường gồm 4 trang với các nội dung như đã nêu ở trên. Làm sao để điền lý lịch chuẩn và ít bị sai nhất thì các em hãy cùng xem hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên dưới đây nhé.
Hướng dẫn điền trang bìa ngoài
Một trang bìa ngoài của bộ lý lịch, bao gồm 5 thông tin sau đây:
- Họ và tên: Viết tên của người làm lý lịch, chú ý bạn cần viết đầy đủ họ tên bằng chữ in hoa và có dấu.
- Ngày/tháng/năm sinh: Điền ngày tháng năm sinh của người làm lý lịch, ở mục này các bạn viết thường nhé.
- Hộ khẩu thường trú: xem chính xác địa chỉ nhà bạn trên hộ khẩu thường trú nhé, hoặc có thể hỏi bố/mẹ để chắc chắn.
- Khi cần báo tin cho ai, ở đâu? Khác so với lý lịch khi đi xin việc làm, do các em học sinh còn nhỏ nên cần phải có người bảo lãnh thông thường là bố (mẹ) hoặc ông bà. Nhớ phải ghi kèm địa chỉ nhà ở của mình.
- Điện thoại liên hệ nếu có: Ghi số điện nào mà sử dụng nhiều nhất để tiện nghe máy như số của bố, mẹ hoặc nếu bạn có số thì cũng có thể điền vào.
Sau đây là ví dụ cụ thể về cách điền sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên cho trang bìa ngoài:
- HỌ VÀ TÊN: TRẦN VĂN B
- Ngày, tháng, năm sinh: 30/03/2006
- Hộ khẩu thường trú: Số nhà 16, đường Đường Chinh, Hoài Nhơn, Bình Định.
- Khi cần khai báo cho ai? ở đâu? Mẹ là Phan Thị Hồng Linh quan hệ với người khai lý lịch là mẹ, địa chỉ số nhà 16, đường Đường Chinh, Hoài Nhơn, Bình Định.
- Số điện thoại liên hệ: 0988721388
Hướng dẫn điền thông tin cá nhân của học sinh, sinh viên
Trước khi điền thông tin của cá nhân học sinh sinh viên thì các bạn nên chú ý nhìn ở góc phải có một ô với dòng chữ: Ảnh 4×6 mới chụp chưa quá 3 tháng. Dán ảnh thẻ vào vị trí này nhé.
- Họ và tên: Viết tên đầy đủ bằng chữ in hoa có dấu.
- Ngày tháng năm sinh: Điền ngày tháng vào các ô, nhớ là chỉ điền hai chữ số cuối.
- Dân tộc: Điển số 1 nếu bạn là dân tộc kinh, điền số 0 nên bạn là dân tộc khác.
- Thành phần xuất thân: Công nhân viên chức, nông dân, thành phần khác lần lượt là số 1, 2, 3.
- Đối tượng dự thi: Nếu trong giấy báo dự thi có thì bạn ghi giống đó, hoặc có thể để trống.
- Ký hiệu trường: Bạn đăng ký học trường nào sẽ ghi mã trường đó (lấy mã trường bằng cách lên mạng tra).
- Số báo danh: Là số báo danh dự thi kỳ thi trung học phổ thông quốc gia.
- Kết quả học tập: Trung bình, khá, hay giỏi bạn điền vào tương ứng với kết quả của mình nhé.
- Ngày vào đoàn TNCSHCM: Ghi đúng theo sổ đoàn của bạn.
- Ngày vào Đảng: Ghi đúng như ngày vào Đảng nếu chưa có thì bạn để trống.
- Khen thưởng, kỷ luật: Ghi hết những khen thưởng hoặc những kỷ luật mà bạn có. Nếu không có thì bỏ trống.
- Tóm tắt quá trình học tập: Ghi rõ mốc thời gian cụ thể của cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông.
- Giới tính: Nam, nữ nếu bạn là nam ghi số 0 còn nếu là nữ thì điền số 1.
- Hộ khẩu thường trú: Ghi địa như trong sổ hộ khẩu.
- Khu vực tuyển sinh: Trong giấy báo dự thi ghi sao thì bạn ghi y như vậy.
- Ngành học: Bạn học ngành nào thì ghi rõ tên ngành và mã ngành tương ứng.
- Điểm thi tuyển sinh: Ghi rõ điểm mà mình đạt được.
- Năm tốt nghiệp: Ghi năm bạn tốt nghiệp.
- Số chứng minh thư nhân dân: Điền chính xác số chứng minh của bạn, nếu không có thì điền số thẻ căn cước cũng được nhé.
- Số thẻ học sinh: Nếu có thì điền.
Hướng dẫn điền thông của gia đình
Phần này bạn cần điền thông tin của 4 người đó là cha, mẹ và vợ/chồng, và anh chị em trong gia đình. Tuy nhiên vợ/chồng chưa có nên chỉ cần điền thông tin của ba và mẹ và anh chị em nếu có.
Thông tin của Cha:
- Họ và tên: Viết tên cha của bạn bằng chữ in hoa có dấu
- Quốc tịch: Việt Nam nếu có quốc tịch khác thì ghi đúng theo quốc tịch đó.
- Dân tộc: Cha bạn là là dân tộc gì thì ghi dân tộc đó.
- Tôn giáo: Có thì ghi có, không thì ghi không.
- Hộ khẩu thường trú: Điền địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.
- Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu): Sẽ có 2 mốc chính là trước 30/4/1975 và sau 30/4/1975 đến nay. Bạn hỏi cha của mình rồi điền một cách ngắn gọn nhất.
Thông tin của Mẹ:
- Họ và tên: Viết tên mẹ của bạn bằng chữ in hoa có dấu
- Quốc tịch: Việt Nam nếu có quốc tịch khác thì ghi đúng theo quốc tịch đó.
- Dân tộc: Cha bạn là là dân tộc gì thì ghi dân tộc đó.
- Tôn giáo: Có thì ghi có, không thì ghi không.
- Hộ khẩu thường trú: Điền địa chỉ như trong sổ hộ khẩu của gia đình.
- Hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội (làm gì, ở đâu): Sẽ có 2 mốc chính là trước 30/4/1975 và sau 30/4/1975 đến nay. Bạn hỏi mẹ của mình rồi điền một cách ngắn gọn nhất.
Đối với những thông tin về gia đình bạn nên nhờ cha mẹ hướng dẫn nhé. Cha mẹ sẽ là người cung cấp thông tin chính xác và hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên của bạn nhanh và đầy đủ nhất đấy.
Thông tin của anh chị em
Ghi họ tên đầy đủ của anh, chị hoặc em nếu có của mình. Cung cấp đầy đủ ngày/tháng/năm sinh cũng như nghề nghiệp và nơi ở hiện nay.
Hướng dẫn bước cuối cùng đó là xác nhận của chính quyền địa phương
Trước khi đi đến chính quyền địa phương bạn cần xin chữ ký của cha (mẹ) và cả chữ ký của bạn để xác nhận. Sau khi được hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên đầy đủ thông tin thì đến UBND xã/phường nơi bạn sinh sống để đóng dấu, nhớ phải đóng dấu giáp lai hình thẻ và các trang của tờ lý lịch nhé.
Mua lý lịch học sinh sinh viên ở đâu?
Nếu bạn đã tìm được người hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên những chưa biết mua hồ sơ ở đâu thì đừng quá lo lắng nhé. Hồ sơ lý lịch học sinh sinh viên (theo mẫu của Bộ GD&ĐT) có bán ở các hiệu hiệu sách, văn phòng phẩm trên toàn quốc với giá rẻ (khoảng 5.000 đồng/bộ).
Bạn nên mua đúng mẫu lý lịch của Bộ GD&ĐT nhé, tránh trường hợp mua sai hồ sơ hoặc hồ sơ không đúng quy cách theo quy định nhé.
>>Xem thêm:
Ngoài lý lịch học sinh sinh viên bộ hồ sơ xin nhập học còn cần những gì?
Việc hướng dẫn điền sơ yếu lý lịch học sinh sinh viên là một trong những điều rất quan trọng. Đây là những thông tin được sử dụng trong suốt quá trình học tập và các văn bằng sau này. Vì vậy khi điền lý lịch học sinh sinh viên cần phải chính xác, đầy đủ. Một bộ hồ sơ học sinh sinh viên đầy đủ ngoài lý lịch thì cần phải có những giấy tờ sau:
- Giấy báo nhập học
- Giấy CMND photo công chứng
- Học bạ THPT photo công chứng
- Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Ảnh thẻ các loại 2×3, 3×4…
- Giấy xác nhận đối tượng ưu tiên nếu có
Bố mẹ, thấy cô giáo hoặc anh chị đều là những người có thể hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên. Đừng ngần ngại hỏi để thật hiểu và điền hồ sơ cho đúng nhé. Nếu sợ phiền người thân thì bạn cũng có thể lên mạng gõ hướng dẫn điền lý lịch học sinh sinh viên năm 2021 thì sẽ ra hàng nghìn kết quả, việc của bạn là lắng nghe và tham khảo thôi. Đôi lúc việc làm hồ sơ nhập sẽ khiến bạn mệt mỏi, và căng thẳng nhưng hãy cố lên nhé. Ngôi trường ước mơ của bạn đang chờ đón bạn đấy.