luyenthidaminh.vn

Giải thích một số hiện tượng hay gặp trong cuộc sống

Giải thích một số hiện tượng hay gặp trong cuộc sống

Giai-thich-mot-so-hien-tuong-hay-gap-trong-cuoc-song

Giai-thich-mot-so-hien-tuong-hay-gap-trong-cuoc-song

((Trung tâm luyện thi đại học Đa Minh) – Giải thích một số hiện tượng hay gặp trong cuộc sống

Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?

Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy ? Chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khí nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh.

* Vì sao các đồ vật bằng bạc để lâu ngày thường bị xám đen ?

Do bạc tác dụng với khí CO2 và khí H2S có trong không khí tạo ra bạc sunfua có màu đen.
4Ag + O2 + 2H2S  2Ag2S + 2H2O

* Vì sao dùng đồ dùng bằng bạc đựng thức ăn, thức ăn lâu bị ôi ?

Khi bạc gặp nước sẽ có một lượng rất nhỏ đi vào nước thành ion. Ion bạc có tác dụng diệt khuẩn rất mạnh. Chỉ cần 1/5 tỷ gam bạc trong 1 lít nước cũng đủ diệt các vi khuẩn. Không có vi khuẩn phát triển nên thức ăn không bị ôi thiu.

* Vì sao dùng dao bằng thép cắt lê, táo thì bề mặt chỗ cắt sẽ bị đen ?

Trong lê, táo và nhiều loại trái cây có chứa tanin. Tanin còn gọi là axit tanic, có tác dụng với sắt tạo thành sắt (III) tanat có màu đen. Tanin có vị chát, quả hồng có vị chát do rất nhiều tanin. Tanin tinh khiết là chất bột màu vàng, dễ tan trong nước. Có khi không dùng dao bằng sắt để cắt lê, táo, hồng mà sau một lúc, chỗ cắt vẫn bị thâm đen là do kết quả của nhiều biến đổi hoá học. Trong phân tử tanin có chứa nhiều gốc phenol. Các gốc này rất mẫn cảm với ánh sáng và rất dễ bị oxit có màu đen. Vì vậy tanin thường được bảo quản trong các bình thuỷ sẫm màu. Trong công nghiệp tanin dùng để thuộc da và chế mực màu đen.

* Vì sao hơ con dao ướt lên ngọn lửa, con dao sẽ có màu xanh ?

Đó là do ở nhiệt độ cao sắt tác dụng với nước tạo nên oxit sắt từ Fe3O4 lấp lánh màu lam. Lớp áo màu lam này là tấm màng bảo vệ sắt, làm cho sắt không bị gỉ và không bị ăn mòn.

Ở các nhà máy người ta đem các chế phẩm bằng thép cho vào dung dịch natri nitrat hoặc hỗn hợp natri nitrat và natri hydroxit ở nhiệt độ từ 140 đến 1500. Sau một thời gian nhất định trên bề mặt sẽ sinh ra một lớp mỏng màu lam, sau đó lấy ra và nhanh chóng cho vào nước lạnh, rồi lại đem xử lý bằng nước xà phòng, dầu nóng mấy phút. Người ta gọi biện pháp này là “tôi muối”. Các chế phẩm qua tôi muối sẽ có tuổi thọ dài hơn.

* Vì sao thuỷ tinh thường có màu xanh ?

Do có chứa hợp chất của sắt. Nếu chứa hợp chất sắt (II) thì có màu xanh còn chứa hợp chất sắt (III) thì có màu vàng nâu. Nói chung thuỷ tinh chứa từ 1 đến 2% sắt thì có màu xanh hoặc vàng nâu. Thuỷ tinh quang học không màu chỉ chứa không quá 3 phần vạn sắt.

* Vì sao thuỷ tinh lại có thể tự thay đổi màu ?

Việc chế tạo thuỷ tinh đổi màu cũng tương tự như chế tạo thuỷ tinh thường, chỉ khác là người ta thêm vào nguyên liệu chế tạo thuỷ tinh một ít chất cảm quang như bạc clorua hay bạc bromua… và một ít chất tăng độ nhạy như đồng clorua. Chất nhạy cảm làm cho thuỷ tinh biến đổi nhaỵ hơn.

Sự đổi màu có thể giải thích như sau: Khi bị chiếu sáng, bạc clorua tách thành bạc và clo. Bạc sẽ làm cho thuỷ tinh sẵn màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh sẩm màu. Khi không chiếu sáng nữa, bạc và clo gặp nhau, tạo thành bạc clorua không màu, làm cho thuỷ tinh lại trong suốt.

*Vì sao thêm muối quá sớm thì đậu không nhừ ?

Các bà nội trợ thường nhắc nhở: Khi nấu đậu chớ cho muối quá sớm. Điều này có thể giải thích một cách khoa học như sau: Trong đậu nành khô, nước rất ít. Do đó có thể coi nó như một dung dịch đặc và lớp vỏ là một màng bán thấm. Khi nấu, nước bên ngoài sẽ thẩm thấu vào trong đậu làm cho đậu nành nở to ra, sau một thời gian các tế bào trong hạt đậu bị phá vở làm cho đậu mềm.

Nếu khi nấu đậu ta cho muối quá sớm thì nước ở bên ngoài có thể không đi vào trong đậu, thậm chí nước trong đậu sẽ thẩm thấu ra ngoài do nồng độ muối trong nước muối bên ngoài lớn hơn nhiều so với nồng độ muối trong đậu nếu cho muối quá nhiều.

Thông thường khi nấu cháo đậu xanh, cháo đậu đỏ không nên thêm đường quá sớm hoặc nấu thịt bò, thịt lợn không nên cho muối quá sớm vì cũng sẽ khó nấu nhừ.

* Vì sao ăn đ ường glucozơ lại cảm thấy đấu lưỡi mát lạnh ?

Nếu bạn cho một thìa đường gluczơ vào lưỡi trong cảm giác ngọt ngào cảm nhận còn có cảm giác mát lạnh. Vì sao vậy ? Glucozơ tạo ra một dung dịch đường trên lưỡi, sự phân bố các phân tử đường trong quá trình hoà tan là quá trình thu
nhiệt, do đó ta cảm thấy đầu lưỡi mát lạnh.

* Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư?

Theo các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbohyđrat tạo thành chất acylamind, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư.

Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, thực tràng, niêm mạc tử cung.

Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai. Hoá chất độc đáo hại ethinnylestradiol và bisphe – nol A có trong túi nilon và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai.

* Vì sao gạo nếp lại dẻo ?

Tinh bột có 2 loại amilozơ và amilopection nhưng không tách rời nhau, trong mỗi hạt tinh bột, amilopectin là vỏ bọc nhân amilozơ. Amilozơ tan được trong nước, amilopectin hầu như không ta, trong nước nóng amilopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột. Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amilopectin chiếm 80% amilozơ chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì, thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amilopectin rất cao, khoảng 98% làm cho cơm nếp, xôi nếp, ngô nếp luộc…. rất dẻo, dẻo tới mức dính.

* Vì sao nước mắt lại mặn ?

Nước mắt mặn là vì trong một lít nước mắt có dưới 6g muối. Nước mắt sinh ra từ tuyến lệ nằm ở phía trên mi ngoài của nhãn cầu. Nước mắt thu nhận được muối từ màu (trong một lít máu có 9g muối). Nước mắt có tác dụng bôi trơn nhãn cầu, làm cho nhãn cầu không bị khô, bị xước và vì có muối nên còn có tác dụng hạn chế bớt sự phát triển của vi khuẩn trong mắt.

* Vì sao phía trên cùng của ngọn lửa lại có màu xanh ?

Vì ở chỗ đó nhiệt độ của ngọn lửa cao nhất. Bình thường khí nhiệt độ vượt quá 1.000oC thì ngọn lửa sẽ có màu xanh hoặc màu trắng, dưới 1.0000C có màu đỏ.

* Vì sao axit nitric đặc lại làm thủng quần áo ?

Axit nitric đặc là một dung môi của xenlulozơ. Nếu bỏ một nhúm bông vào axit nitric đặc lắc nhẹ một lúc, nhúm bông sẽ tan hết.

Khi axit nitric đặc dính vào quần áo nó sẽ hoà tan xenlulozơ ngay nên sẽ xuất hiện lỗ chỗ các lỗ thủng.

Khi bị axit nitric loãng dây và quần áo, tuy quần áo không bị thủng ngày, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng ngay, nhưng khi quần áo khô, nồng độ axit tăng và trở thành đặc sẽ làm thủng quần áo.
Nếu quần áo bị dây axit nitric cần giặt ngay bằng một lượng lớn nước.

 

Exit mobile version