Đáp án đề thi THPT Quốc gia 2022 môn Văn mới nhất

Môn Ngữ văn là một môn học quan trọng, chiếm lượng lớn thời gian học tập của học sinh. Đây cũng là một trong những môn học góp mặt trong kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới mà các sĩ tử sẽ phải chinh phục. Học Văn không chỉ giúp các bạn hiểu về giá trị nghệ thuật của văn chương. Mà còn giúp chúng ta giáo dục tư tưởng, bồi dưỡng đạo đức, nhân cách. Để các sĩ tử có thể theo dõi đáp án đề thi THPT Quốc gia 2022 môn Văn cụ thể nhất, Luyện thi Đa Minh xin giới thiệu bài viết ngay sau đây.

Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022

 

Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2022

Đang cập nhật…

Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021

Đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021

Đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn
Đề thi thpt quốc gia 2021 môn văn

Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021

Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021 chính thức của Bộ GD và ĐT:

Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021
Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021
Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021
Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2021

* Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quyết định chia kỳ thi  THPT Quốc gia năm 2021 thành 2 đợt. Cụ thể:

Đợt 1 sẽ được tổ chức vào ngày 7 và 8/7. Đợt 2 cho các thí sinh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, bao gồm các thí sinh thuộc diện F0, F1, F2, thí sinh cư trú tại khu vực đang bị phong tỏa, thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị của Thủ tướng để thực hiện tốt các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19.

đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn
Lịch thi THPT Quốc gia năm 2021 sẽ được tổ chức thành 2 đợt do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19

Lưu ý là đợi thi thứ 2, Bộ sẽ quyết định thời gian cụ thể dựa trên căn cứ đề nghị từ các địa phương. Ngay sau kỳ thi THPT Quốc gia đợt 1 vào 7 và 8/7 kết thúc, Luyện thi Đa Minh sẽ cập nhật ngay đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn đến cho các bạn học sinh và phụ huynh theo dõi nhé.

>>Xem thêm:

Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn năm 2020

Đề thi môn Ngữ văn năm 2020 được giới chuyên môn cũng như học sinh, phụ huynh đánh giá là phù hợp để xét tốt nghiệp. Đề thi gồm có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn. Phần đọc hiểu hướng các sĩ tử đến với nội dung rất nhân văn là hãy sống và trân trọng cuộc sống mỗi ngày. Còn phần làm văn yêu cầu phân tích tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” trong bài thơ “Đất nước” của tác giả Nguyễn Khoa Điềm.

Đề thi môn Ngữ văn năm 2020:

đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn
Đề thi chính thức môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2020

I.Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích

Không cần ngôn ngữ, mọi sự sống nhỏ nhoi trong tự nhiên đều dạy cho loài người chúng ta biết tầm quan trọng của việc “sống hết mình ở thời điểm này”.Chẳng hạn tại vùng Tsumoda thuộc Bắc cực, giữa mùa hè ngắn ngủi, các loài thực vật đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình trong khoảng không với mảnh đời thật ngắn ngủi.Có lẽ chúng chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với mùa đông dài khắc nghiệt sắp tới và phó thác sinh mạng mình cho tự nhiên. Rõ ràng là chúng thực sự sống hết mình cho hiện tại, không ảo tưởng, không phân tâm.

Ngay cả ở vùng hoang mạc khô cằn Sahara, nơi mà mỗi năm chỉ có một hai cơn mưa, nhưng mỗi khi có những giọt nước mưa hiếm hoi trút xuống thì các loài thực vật lại vội vã nảy mầm và nở hoa. Và trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần ngắn ngủi chúng ra hạt, oằn mình chịu đựng trong cát, trong cái nóng như thiêu như đốt, tiếp tục sống để chờ đến trận mưa sau để nòi giống của chúng sẽ lại trỗi dậy…Qủa thật là muôn loài trong tự nhiên đều sống hết mình, sống nghiêm túc trong từng khoảnh khắc, trong suốt khoảng thời gian sống được hạn định.

Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù bé nhỏ, vươn đến ngày mai. Vậy thì loài người chúng ta lại càng phải biết trân trọng cuộc sống mỗi ngày để không thua kém cỏ cây muông thú.

(Trích Cách sống: từ bình thường trở nên tầm thường, Inamori Karuo, NXB Lao động, 2020, tr 103 – 104)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích

Câu 2: Theo đoạn trích, các loài thực vật ở vùng Tsumoda thuộc Bắc cực sinh trưởng như thế nào trong mùa hè ngắn ngủi?

Câu 3: Chỉ ra những điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsumoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara trong đoạn trích.

Câu 4: Anh/ chị có đồng tình với nhận định của tác giả “Sống hết mình cho hiện tại sẽ đưa sự sống, dù nhỏ bé, vươn đến ngày mai”. Vì sao?

II.Làm văn: (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của bản thân về sự cần thiết phải tôn trọng cuộc sống mỗi ngày.

Câu 2: (5,0 điểm)

Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích sau:

“Em ơi em

Hãy nhìn rất xa

Vào bốn nghìn năm Đất Nước

Năm tháng nào cũng người người lớp lớp

Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta

Cần cù làm lụng

Khi có giặc người con trai ra trận

Người con gái trở về nuôi cái cùng con

Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cùng đánh

Nhiều người đã trở thành anh hùng

Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ

Nhưng em biết không

Có biết bao người con gái, con trai

Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi

 

Họ đã sống và chết

Giản dị và bình tâm

Không ai nhớ mặt đặt tên

Nhưng họ đã làm ra Đất Nước

Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói

Họ gánh theo tên xã, tên làng trong nội chiến di dân

Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái

Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm

Có nội thù thì vùng lên đánh bại

Để Đất Nước này là Đất Nước của Nhân dân

Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại”

(Trích Đất Nước – trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm)

Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2020

Luyện thi Đa Minh xin gửi đến các bạn sĩ tử đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo để các bạn cùng tham khảo nhé:

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận 0,5
2 Sự sinh trưởng của các loài thực vật ở vùng Tsumoda thuộc Bắc cực giữa mùa hè ngắn ngủi: đua nhau nảy mầm, nở thật nhiều hoa, kết hạt, chen chúc vươn mình.  

0,75

3 Điểm tương đồng về sự sống của các loài thực vật ở vùng Tsumoda thuộc Bắc cực và ở vùng sa mạc Sahara: sống trong điều kiện khắc nghiệt; tận dụng cơ hội thuận lợi để sinh trưởng trong khoảng thời gian ngắn.  

0,75

4 –         Bày tỏ quan điểm của bản thân: đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần

–         Lí giải hợp lí, thuyết phục

 

1,0

II   LÀM VĂN     7,0
1 Viết đoạn văn về sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày 2,0
  a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

 

0,25

  b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày

 

0,25

  c.Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải trân trọng cuộc sống mỗi ngày

Có thể theo hướng:

Trân trọng cuộc sống mỗi ngày giúp con người biết trải nghiệm để tận hưởng cuộc sống, tận dụng thời gian và cơ hội để phát triển bản thân, từ đó tạo ra các giá trị, chuẩn bị cho tương lai, đóng góp cho cộng đồng.

 

 

 

1,0

  d.Chính tả ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

 

0,25

  e.Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

 

0,25

2 Phân tích tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích  

5,0

  a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 

0,25

  b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích

0,5
  c.Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau:

  *Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Khoa Điềm, trường ca “Mặt đường khát vọng” và đoạn trích. 0,5
  *Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân” được Nguyễn Khoa Điềm thể hiện trong đoạn trích

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện qua sự khẳng định vai trò của nhân dân – những người bình dị, vô danh đối với đất nước.

+ Nhân dân xây dựng, bảo vệ và làm ra lịch sử đất nước: cần cù làm lụng, ra trận, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh,..

+ Nhân dân sáng tạo, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa vật chất, tinh thần của dân tộc: giữ và truyền hạt lúa, chuyền lửa, truyền giọng điệu,…

+ Nhân dân là chủ nhân của đất nước: Đất Nước Nhân dân, Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại,…

-Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân được thể hiện bằng giọng điệu vừa trữ tình tha thiết, vừa suy tư sâu lắng; thể thơ tự do; phép điệp; phép liệt kê; ngôn ngữ, hình ảnh giản dị; vận dụng sáng tạo chất liệu văn hóa, văn học dân gian.

 

2,0

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

  *Đánh giá

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân thể hiện nhận thức sâu sắc của nhà thơ về vai trò của nhân dân với đất nước; góp phần làm nên phong cách trữ tình – chính luận của Nguyễn Khoa Điềm.

– Tư tưởng Đất Nước của Nhân dân có ý nghĩa thức tỉnh thế hệ trẻ thời chống Mỹ và tuổi trẻ hôm nay về tình yêu, trách nhiệm với đất nước.

 

 

 

0,5

  d.Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Việt Nam

 

0,25

  e.Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ.

 

0,5

TỔNG ĐIỂM 10,0

 

 

đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn
Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 (trang 1)
đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn
Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2020 (trang 2)

Đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn 2019

Các em học sinh đang ôn luyện môn Ngữ văn để chuẩn bị hành trang cho kỳ thi sắp tới có thể tham khảo đáp án môn Ngữ văn năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ngay dưới đây để học hỏi cách làm bài thật tốt nhé.

Đề thi môn Ngữ văn năm 2019

đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn
Đề thi chính thức môn Ngữ Văn năm 2019

I.Đọc hiểu: (3,0 điểm)

Đọc đoạn trích:

Biết nói gì trước biển em ơi

Trước cái xa xanh thanh khiết không lời

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Chân trời kia biển mãi gọi người đi

Bao khát vọng nửa chừng tan giữa sóng

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Nhưng muôn đời vẫn nhưng cánh buồm căng

Bay trên biển như bồ câu trên đất

Biển dư sức và người không biết mệt

Mũi thuyền lao mặt sóng lại cày bừa

Những chân trời ta vẫn mãi tìm đi

(Trước biển – Vũ Quần Phương, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn hoạc, 1985, tr.391)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 2: Anh/ chị hiểu nội dung các dòng thơ sau như thế nào?

Vầng trán mặn giọt mồ hôi cay đắng

Bao kiếp vùi trong đáy lạnh mù tăm

Câu 3: Hãy cho biết hiệu quả của phép điệp trong các dòng thơ sau:

Cái hào hiệp ngang tàng của gió

Cái kiên nhẫn nghìn đời sóng vỗ

Cái nghiêm trang của đá đứng chen trời

Cái giản đơn sâu sắc như đời

Câu 4: Hành trình theo đuổi khát vọng của con người được thể hiện trong đoạn trích gợi cho anh/ chị suy nghĩ gì?

II.Làm văn (7,0 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống.

Câu 2: (5,0 điểm)

“Trong những dòng sống đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rững. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khóa trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”

(Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB giáo dục Việt Nam, 2018, tr.198)

Cảm nhận của anh/ chị về hình tượng sông Hương trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đáp án môn Ngữ văn tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2019

Các bạn sĩ tử theo dõi đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2019 để tham khảo cách triển khai bài viết nhé.

Phần Câu Nội dung Điểm
I   ĐỌC HIỂU 3,0
1 Thể thơ: Tự do 0,5
2 Nội dung các dòng thơ:

–         Thể hiện sự vất vả, hi sinh của con người

–         Bộc lộ niềm thương cảm của tác giả

 

0,75

3 Hiệu quả của phép điệp:

–         Nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú của biển cả

–         Tạo giọng điệu hào hứng, say mê

 

0,75

4 Trình bày được:

–         Hành trình theo đuổi khát vọng trong đoạn trích là hành trình gian khó, nhiều thách thức, thể hiện ý chí mạnh mẽ của con người được tiếp nối qua các thế hệ

–         Suy nghĩ của bản thân

 

 

1,0

II   LÀM VĂN 7,0
  1 Viết đoạn văn về sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống 2,0
a.Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành

 

0,25

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống

 

0,25

c.Triển khai vấn đề nghị luận

– Thí sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sức mạnh ý chí của con người trong cuộc sống

Có thể triển khai theo hướng:

Ý chí thôi thúc con người quyết tâm vượt qua mọi thử thách, nuôi dưỡng khát vọng, nỗ lực, hành động để thành công và đóng góp tích cực cho cộng đồng.

 

 

 

1,0

d.Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt

 

0,25

e.Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

 

0,25

  2 Cảm nhận hình tượng sông Hương trong đoạn trích; nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường  

5,0

a.Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề.

 

0,25

b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

Hình tượng Sông Hương và cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của nhà văn

 

0,5

c.Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm

Thí sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

*Giới thiệu khái quát về tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường, tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” và đoạn trích  

0,5

*Cảm nhận hình tượng sông Hương

– Hình tượng sông Hương có vẻ đẹp phong phú

+ Sông Hương khi chảy giữa dòng Trường Sơn mang vẻ đẹp hoang dại, mãnh liệt, đầy cá tính: bản trường ca của rừng già vừa rầm rộ, mãnh liệt vừa dịu dàng, say đắm; cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại, bản lĩnh gan dạ, tâm hồn tự do và trong sáng,…

+ Sông Hương đi ra khỏi rừng mang vẻ đẹp đằm thắm, sâu lắng của người mẹ: sắc đẹp dịu dàng trí tuệ, người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở.

– Hình tượng sông Hương được thể hiện bằng ngôn ngữ tinh tế, giàu chất thơ, lối hành văn hướng nội, mê đắm, tài hoa; nghệ thuật so sánh, nhân hóa tạo những liên tưởng độc đáo, thú vị.

 

 

 

 

 

 

2,0

*Nhận xét cách nhìn mang tính phát hiện về dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

– Nhà văn nhìn sông Hương không chỉ như một dòng chảy tự nhiên mà còn như một con người với vẻ đẹp tâm hồn sâu thẳm, đầy nữ tính; không chỉ khám phá hành trình đầy biến hóa mà còn khẳng định vai trò sinh thành văn hóa Huế của dòng sông.

– Cách nhìn độc đáo, mang tính phát hiện về dòng sông cho thấy vốn hiểu biết uyên bác, tình yêu quê hương sâu nặng, phong cách kí đậm chất trí tuệ và trữ tình của nhà văn.

 

 

 

 

1,0

d.Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

 

0,25

e.Sáng tạo

Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ

 

0,5

TỔNG ĐIỂM 10,0
đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn
Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 (trang 1)
đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn
Đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2019 (trang 2)

Bài viết trên đây, Luyện thi Đa Minh đã mang đến thông tin về đề thi và đáp án đề thi THPT Quốc gia môn Văn mới nhất cho các bạn. Hi vọng rằng các bạn sĩ tử sẽ có thêm nhiều thông tin hữu ích, tiết kiệm được thời gian khi tìm kiếm. Luyện thi Đa Minh cũng mong rằng các bạn học sinh có thể hình dung được dạng đề và cách triển khai bài thi THPT Quốc gia môn Ngữ Văn chuẩn nhất, ăn điểm tối đa nhất cho từng phần. Chúc các sĩ tử bình tĩnh, tự tin, ôn luyện thật tốt để hoàn thành bài thi quan trọng sắp tới nhé.