Những điều cần biết khi đăng ký dự thi vào khối trường quân đội

Những điều cần biết khi đăng ký dự thi vào khối trường quân đội

Những điều cần biết khi đăng ký dự thi vào khối trường quân đội

Những điều cần biết khi đăng ký dự thi vào khối trường quân đội

Những điều cần biết khi đăng ký dự thi vào khối trường quân đội

Đối tượng tuyển sinh:

Hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự, có thời gian phục vụ tại ngũ 6 tháng trở lên (tính đến tháng 4 năm tuyển sinh); Quân nhân chuyên nghiệp; Công nhân viên quốc phòng phục vụ đủ 12 tháng trở lên (tính đến tháng 9 năm tuyển sinh);
Các đối tượng trên có nguyện vọng đăng ký dự thi, các đơn vị tổ chức sơ tuyển, lập hồ sơ đăng ký dự thi những trường hợp đủ tiêu chuẩn, nộp cho các trường và Ban Tuyển sinh quân sự Bộ Quốc phòng theo đúng quy trình, nhưng phải bảo đảm đủ quân số cho nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Thiếu sinh quân được đăng ký dự thi theo nguyện vọng, không hạn chế số lượng và trường dự thi. Nam thanh niên ngoài Quân đội (kể cả quân nhân đã xuât ngũ), số lượng đăng ký dự thi không hạn chế.
Nữ thanh niên ngoài Quân đội và nữ quân nhân: Tuyển 10% chỉ tiêu cho các ngành: Bác sỹ quân y tại Học viện Quân y, Quan hệ quốc tế về quốc phòng và các ngành ngoại ngữ tại Học viện Khoa học quân sự; Tuyển tối đa 10% chỉ tiêu cho các ngành: Kỹ sư quân sự ngành Công nghệ thông tin và Điện tử viễn thông tại Học viện Kỹ thuật quân sự; Các trường tuyển sinh theo phương thức lấy từ điểm cao xuồng thấp đến đủ chỉ tiêu tuyển sinh quy định.

Thí sinh lưu ý: Trường Sĩ quan Lục quân 1 tuyển thí sinh từ tỉnh Quảng Trị trở ra;
Trường Sĩ quan Lục quân 2 tuyển thí sinh từ tỉnh Thừa Thiên – Huế trở vào;
Thí sinh các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên – Huế tùy theo nguyện vọng, được đăng ký dự thi vào một trong hai trường quy định trên.
Thí sinh có hộ khẩu thường trú phía Nam được tính từ Quảng Trị trở vào; Thời gian được tính hộ khẩu thường trú phía Nam tính đến tháng 9 năm thi phải đủ 3 năm thường trú liên tục trở lên.
Trường hợp thí sinh đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, nhưng đã chuyển hộ khẩu thường trú về các tỉnh phía Nam, có bố mẹ đẻ (bố mẹ nuôi theo đúng quy định của pháp luật về nuôi con nuôi) có hộ khẩu thường trú và đang cư trú tại các tỉnh phía Bắc, bản thân thí sinh học và thi tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) tại các trường thuộc các tỉnh phía Bắc (cả thanh niên ngoài Quân đội và quân nhân đang tại ngũ) đăng ký xét tuyển như sau:
Không được đăng ký xét tuyển vào Trường Sĩ quan Lục quân 2; Được đăng ký xét tuyển vào các trường còn lại, hưởng điểm chuẩn cho thí sinh thuộc các tỉnh phía Bắc.

Tiêu chuẩn tuyển sinh:

Tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức: Thí sinh tự nguyện đăng ký dự thi vào các trường quân đội; Khi trúng tuyển chấp hành sự phân công ngành học và chịu sự phân công công tác của Bộ Quốc phòng khi tốt nghiệp.
Lý lịch chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, đủ điêu kiện để có thể kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam theo Điều lệ Đảng, không vi phạm các điểm nêu trong Điều 2 Quy định số 57-QĐ/TW ngày 03/5/2007 của Bộ Chính trị – Khóa X (sau đây viết gọn lại là Quy định số 57-QĐ/TW) và Hướng dẫn số 11/HD-BTCTW ngày 24/10/2007 của Ban Tổ chức Trung ương về thực hiện Quy định số 57-QĐ/TW “Một số vấn đề về bảo vệ chính trị nội bộ Đảng” và “Một số điểm trong công tác quản lý cán bộ”của Quân đội;
Phẩm chất đạo đức tốt, là Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Trường hợp quân nhân phải được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian phục vụ tại ngũ; Trên cơ thể không có hình xăm mang tính kinh dị, kỳ quái, kích động, bạo lực gây phản cảm.

Tiêu chuẩn về văn hóa, độ tuổi:

Trình độ văn hóa: Tính đến thời điểm xét tuyển, đã tốt nghiệp trung học phổ thông (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp (trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề), sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học.
Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông phải học và được công nhận hoàn thành các môn văn hóa trong chương trình giáo dục trung học phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Độ tuổi, tính đến năm dự thi: Thanh niên ngoài Quân đội từ 17 đến 21 tuổi; Quân nhân tại ngũ hoặc đã xuất ngũ từ 18 đến 23 tuổi; Thiếu sinh quân từ 17 đến 23 tuổi.

Tiêu chuẩn về sức khỏe:

Tuyển chọn thí sinh (cả nam và nữ) đạt sức khỏe loại 1 ở các chỉ tiêu: Nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu, mắt, tai – mũi – họng, hàm – mặt; được lấy những thí sinh đạt sức khoẻ loại 2 về răng.
Một số tiêu chuẩn quy định riêng cho từng đối tượng, như sau:
-Các trường đào tạo sĩ quan chỉ huy, chính trị, hậu cần, gồm các học viện: Hậu cần, Phòng không – Không quân, Hải quân, Biên phòng và các trưòng sĩ quan: Lục quân Lục quân 2, Chính trị, Pháo binh, Công binh, Tăng – Thiết giáp, Thông tin, Đặc công, Phòng hóa:
Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,65 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên và vòng ngực trung bình từ 81 cm trở lên.
– Các trường đào tạo sĩ quan chuyên môn – kỹ thuật, gồm các học viện: Kỹ thuật quân sự, Quân y, Khoa học quân sự, Trường Đại học Văn hóa nghệ thuật quân đội, Hệ đào tạo kỹ sư hàng không thuộc Học viện Phòng không – Không quân và Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích):
Thể lực: Thí sinh nam cao từ 1,63 m trở lên, cân nặng từ 50 kg trở lên và vòng ngực trung bình từ 81 cm trở lên; thí sinh nữ (nếu có) phải đạt sức khỏe loại 1;
Được tuyển những thí sinh (cả nam và nữ) mắc tật khúc xạ cận thị hoặc viễn thị không quá 3 đi-ốp; kiểm tra thị lực qua kính đạt mắt phải 10/10, tổng thị lực 2 mắt đạt 19/10 trở lên;
Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 03 năm trở lên thuộc khu vực 1, hải đảo và thí sinh là người dân tộc thiểu số, dự thi vào các trường: Được lấy đến sức khỏe loại 2 về thể lực (cả nam và nữ), nhưng thí sinh nam phải đạt chiều cao từ 1,62 m trở lên;
Thí sinh nam là người dân tộc thiểu số thi vào Trường Sĩ quan Chính trị được lấy chiều cao từ 1,60 m trở lên (các tiêu chuẩn khác thực hiện theo quy định);
Đối tượng đào tạo sĩ quan của các quân, binh chủng nếu tuyển chọn sức khỏe theo các tiêu chuẩn riêng vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn chung;
Tuyển sinh phi công tại Trường Sĩ quan Không quân, chỉ tuyển chọn thí sinh đã được Quân chủng Phòng Không – Không quân tổ chức khám tuyển sức khỏe, kết luận đủ điều kiện dự thi vào đào tạo phi công quân sự.

 
12 trường đại học quân đội tuyển sinh gồm:
1. Học viện Kỹ thuật quân sự.
2. Học viện Quân y.
3. Học viện Khoa học quân sự.
4. Học viện Phòng không – Không quân.
5. Học viện Hải quân.
6. Học viện Biên phòng.
7. Học viện Hậu cần.
8. Trường Sĩ quan Lục quân 1 (tên dân sự: Trường Đại học Trần Quốc Tuấn).
9. Trường Sĩ quan Lục quân 2 (tên dân sự: Trường Đại học Nguyễn Huệ).
10. Trường Sĩ quan Chính trị (tên dân sự: Trường Đại học Chính trị).
11. Trường Sĩ quan Công binh (tên dân sự: Trường Đại học Ngô Quyền).
12. Trường Sĩ quan Thông tin (tên dân sự: Trường Đại học Thông tin liên lạc).
13. Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Vin-Hem Pích), (tên dân sư: Trường Đại học Trần Đại Nghĩa).
14. Trường Sĩ quan Pháo binh.
15. Trường Sĩ quan Không quân.
16. Trường Sĩ quan Tăng – Thiết giáp.
17. Trường Sĩ quan Đặc công.
18. Trường Sĩ quan Phòng hóa.