Giới thiệu về ngành kinh doanh thương mại

Giới thiệu về ngành kinh doanh thương mại

Kinh doanh thương mại là nhân tố trực tiếp tham gia các công việc trong kinh doanh tổ chức trong và ngoài nước.

1. Kinh doanh thương mại là gì?

Kinh doanh thương mại là Sự đầu tư tiền của, công sức, tài năng của một cá nhân hay tổ chức kinh tế vào lĩnh vực mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lời.

2. Kinh doanh thương mại làm gì?

Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh doanh thương mại có khả năng làm việc và thành công trong công tác quản lý, các hoạt động thương mại tại các đơn vị sản xuất kinh doanh, các công ty thương mại,các công ty xuất nhập khẩu, các văn phòng đại diện, các công ty đa quốc gia, các đơn vị dịch vụ, đại lý vận tải tàu biển, hàng không, bảo hiểm, ngân hàng…Những sinh viên tốt,nghiệp loại giỏi có thể được tuyển chọn để làm công tác giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng.

3. Cơ hội nghề nghiệp

Chuyên viên tổ chức kinh doanh thương mại ở các doanh nghiệp
Chuyên viên sales và xúc tiến các dịch khách hàng
Chuyên viên quản lý, mua bán hàng

Kinh doanh thương mại

Nhân viên kinh doanh cước tàu biển, hàng không
Nhân viên kinh doanh forwarder, logistics
Nhân viên xuất nhập khẩu
Ngoài ra, sau khi tốt nghiệp, SV có thể tiếp tục học thạc sĩ chuyên ngành Marketing, Thương mại quốc tế, Quản trị kinh doanh hoặc một số ngành kinh tế khác có liên quan; tham dự các khóa học ngắn hạn trong nước hoặc quốc tế ở các lĩnh vực về kinh tế thương mại,  khai báo hải quan, giao vận, bảo hiểm, tín dụng hay quản trị hậu cần…

4. Tố chất cần có trong nghề là gì?

Là người  năng động.
Chấp nhận rủi ro.
Thích khẳng định mình.
Có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người nghe
Tự tin, năng động và bền bì, kiên trì với công việc
Thông thạo ngoại ngữ

Kiến thức

Có kiến thức về thương mại bao gồm kinh doanh, marketing và tài chính;
Có trình độ khoa học cơ bản mang tính hội nhập đảm bảo cho học tập và nghiên cứu

Kinh doanh thương mại
 

Có khả năng tự hoàn thiện và đổi mới kiến thức có liên quan đến thương mại;
Có khả năng chuyên môn nghiệp vụ để vận dụng vào thực tiễn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;

Kỹ năng

Tư duy độc lập: Sinh viên được yêu cầu đưa ra các quan điểm riêng của mình thông qua các bài tập cá nhân, bài tập nhóm. Quá trình này giúp hình thành khả năng tư duy độc lập.
Tư duy phân tích: Sinh viên có tư duy logic trong phân tích tình huống bằng cách đánh giá dữ liệu, các sản phẩm và kết quả nghiên cứu, phê bình và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau.
Làm việc theo nhóm: Sinh viên hoàn thành khoá học là những người phải trải qua và hoàn thành các bài tập lý thuyết và thực hành đòi hỏi sự hợp tác và làm việc hiệu quả với các nhóm mà họ được phân công.
Giao tiếp : Sinh viên được rèn luyện để giao tiếp hiệu quả trong các tình huống kinh doanh và sử dụng hiệu quả các phương tiện hỗ trợ giao tiếp hiện đại và đa phương tiện.

Thái độ, hành vi

Chấp hành nghiêm túc pháp luật của Nhà nước và các qui định của cơ quan. Làm việc với tinh thần kỷ luật cao, có lối sống lành mạnh.
Yêu nghề, có đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp. Luôn có trách nhiệm với công việc và có tinh thần cải tiến, sáng kiến, chuyên nghiệp trong công việc.

Kinh doanh thương mại
 

Năng động, bản lĩnh, cầu tiến, tự tin khẳng định bản thân và có tinh thần phục vụ  cộng đồng.
Hợp tác, thân thiện với đồng nghiệp và các cá nhân bên ngoài tổ chức.

5. Một số địa chỉ đào tạo ngành kinh doanh thương mại

ĐH Kinh Tế quốc Dân
ĐH Thương Mại
ĐH Kinh Tế TP HCM
ĐH Nông Lâm TP HCM
ĐH Văn lang
trường ĐH Cần Thơ