Phương án tuyển sinh của ĐH Bách Khoa HN năm 2016

Phương án tuyển sinh của ĐH Bách Khoa HN năm 2016

Phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2016 của Đại học Bách khoa Hà Nội vừa được trường chính thức công bố như sau:

1. Chỉ tiêu tuyển sinh các nhóm ngành

Năm nay, tổng chỉ tiêu tuyển sinh hệ đại học chính quy của Đại học Bách khoa Hà Nội là hơn 6.100 chỉ tiêu cho 23 nhóm ngành với 45 ngành đào tạo cùng 12 chương trình đào tạo quốc tế. Trong đó,

  • Chỉ tiêu dự kiến của các nhóm ngành: KT21 (Kỹ thuật điện tử truyền thông); KT 22 (Kỹ thuật máy tính, Truyền thông và mạng máy tính, Khoa học máy tính, Kỹ thuật phần mềm, Hệ thống thông tin, CNTT); KT 23 (Toán – Tin); KT 24 ( Kỹ  thuật điện-điện tử, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa); và KT 33 (Kỹ  thuật in và truyền thông) lần lượt là 530, 440, 100, 530 và 50 sinh viên. 
  • Chỉ tiêu của nhóm ngành CN2 gồm 4 ngành Công nghệ kỹ thuật điều khiển và tự động hóa, Công nghệ kỹ thuật điện tử-truyền thông, Công nghệ kỹ thuật điện-điện tử và CNTT là  460 sinh viên.

2. Điều kiện sơ loại

Thí sinh đăng ký xét tuyển phải có tổng điểm trung bình của các môn học thuộc 03 môn xét tuyển, tính cho 06 học kỳ THPT từ 20,0 trở lên. Trường sẽ kiểm tra điều kiện này dựa trên học bạ THPT (bản gốc) của thí sinh trúng tuyển khi đến Trường làm thủ tục nhập học.

3. Tổ hợp môn xét tuyển

Tổ hợp môn xét tuyển vẫn là các môn thuộc các khối thi truyền thống của Trường (A, A1, D1) và các tổ hợp ba môn khác (Toán-Hóa-Anh, Toán-Hóa-Sinh). Môn Toán được chọn là môn thi chính (hệ số 2) khi xét tuyển vào các nhóm ngành kỹ thuật-công nghệ (mã KT và CN).

4. Đăng ký nguyện vọng

Thí sinh được phép đăng ký tối đa 02 nguyện vọng theo nhóm ngành vào trường. Việc phân ngành (đối với các nhóm có 2 ngành trở lên) được thực hiện sau năm học thứ nhất trên cơ sở kết quả học tập và nguyện vọng của sinh viên. Bổ sung thêm các nhóm lớn (KT1x, KT2x, KT3x, KT4x, KT5x và KQx) nhằm tăng thêm khả năng lựa chọn nguyện vọng cho thí sinh.
Thí sinh có thể đăng ký 02 nhóm ngành cụ thể, thí dụ (1) BKA.KT11 và (2) BKA.KQ1, việc xét tuyển theo mức ưu tiên của nguyện vọng từ cao xuống thấp.

Thí sinh cũng có thể đăng ký nguyện vọng vào nhóm ngành lớn để tăng khả năng trúng tuyển, thí dụ: (1) BKA.KT21 và (2) BKA.KT1x. Nếu thí sinh không đạt điểm chuẩn nguyện vọng 1 vào KT21, khi đó Trường sẽ ấn định cho thí sinh nguyện vọng 2 vào một trong các nhóm ngành thuộc KT1x (KT11,…, KT14) phù hợp nhất với kết quả thi của thí sinh.

DANH SÁCH CÁC NHÓM NGÀNH VÀ CHỈ TIÊU SỰ KIẾN