Các dạng toán trọng tâm của hình học giải tích trong không gian

Các dạng toán trọng tâm của hình học giải tích trong không gian

(Trung tâm luyện thi đại học Đa Minh) – Đây là các dạng bài trọng tâm của hình học giải tích trong không gian mà các bạn cần lưu ý khi học và cần ôn luyện thật tốt

CÁC DẠNG TOÁN TRỌNG TÂM CỦA HÌNH HỌC GIẢI TÍCH TRONG KHÔNG GIAN

Các phương pháp lập phương trình mặt phẳng

– Dạng 1: Lập phương trình mặt phẳng đi qua 1 điểm và có cặp vectơ chỉ phương cho trước
– Dạng 2: Lập phương trình mặt phẳng theo đoạn chắn
– Dạng 3: Lập phương trình mặt phẳng sử dụng công thức về góc giữa 2 mặt phẳng
– Dạng 4: Lập phương trình mặt phẳng sử dụng công thức về khoảng cách

Các phương pháp lập phương trình đường thẳng

– Dạng 1: Viết phương trình đường thẳng đi qua 1 điểm cho trước và vuông góc với mặt phẳng cho trước
– Dạng 2: Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm A, vuông góc với d1, d2 (d1, d2 không cùng phương)
– Dạng 3: Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm A, đi qua d1 và cắt d2 (A không thuộc d2)
– Dạng 4: Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm A, cắt d1 và d2
– Dạng 5: Viết phương trình đường thẳng d đi qua điểm A, cắt và vuông góc với đường thẳng cho trước
– Dạng 6: Viết phương trình đường vuông góc chung của 2 đường thẳng chéo nhau d1; d2
– Dạng 7: Viết phương trình đường thẳng d nằm trong mặt phẳng (P) cắt cả 2 đường thẳng d1; d2
– Dạng 8: Viết phương trình đường thẳng d nằm trong mặt phẳng (P) cắt và vuông góc với đường thẳng a
– Dạng 9: Viết phương trình hình chiếu vuông góc của đường thẳng d là hình chiếu vuông góc của đường thẳng a lên mặt phẳng (P) (a không vuông góc với (P))
– Dạng 10: Viết phương trình đường thẳng d sử dụng công thức về góc
– Dạng 11: Viết phương trình đường thẳng d sử dụng công thức về khoảng cách

Các phương pháp lập phương trình mặt cầu

– Dạng 1: Viết phương trình mặt cầu dùng phương trình tổng quát
– Dạng 2: Viết phương trình mặt cầu khi biết tâm và bán kính
– Dạng 3: Mặt phẳng (P) cắt mặt cầu (S) theo giao tuyến là một đường tròn, viết phương trình mặt cầu (S)
– Dạng 4: Đường thẳng a cắt mặt cầu (S) tại hai điểm A và B. Biết độ dài AB, viết phương trình mặt cầu (S)
– Dạng 5: Viết phương trình mặt cầu (S) có tâm thuộc đường thẳng a và tiếp xúc với 2 mặt phẳng (P) và (Q)
– Dạng 6: Viết phương trình mặt phẳng cắt hoặc tiếp xúc với mặt cầu cho trước
– Dạng 7: Bài toán tổng hợp