Chuyên viên phát triển nông thôn làm gì?

Chuyên viên phát triển nông thôn làm gì?

Theo học ngành này, bạn sẽ tiếp cận với các phương pháp trong công tác xây dựng phát triển nông thôn và kinh doanh nông nghiệp.

1. Nghề phát triển nông thôn là gì?

Là chuyên ngành đào tạo cử nhân đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông thôn và nâng cao trình độ dân trí của người dân nông thôn. Chuyên viên phát triển nông thôn có vốn kiến thức rộng kèm theo kỹ năng vừa đủ bao quát từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, đến sản xuất tiểu thủ công nghiệp.

2. Nghề phát triển nông thôn làm gì?

Sau khi tốt nghiệp, chuyên viên phát triển nông thôn có thể làm việc tại:

  • Các cơ quan nông nghiệp các cấp từ tỉnh đến xã.
  • Các hợp tác xã nông nghiệp hay liên quan đến nông nghiệp.
  • Các cấp chính quyền địa phương hoặc các cơ sở có chương trình, đề án phát triển nông thôn cũng như ở các cơ sở nghiên cứu phát triển và quản lý ngành nông-lâm-ngư nghiệp.
Nghề phát triển nông thôn

 

  • Cán bộ nghiên cứu, kỹ thuật viên khoa học và giảng dạy trong lĩnh vực phát triển nông thôn.
  • Nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp nước ngoài có liên quan phát triển nông thôn, hành chính công, phát triển bền vững  …
  • Ngoài ra, với vốn ngoại ngữ và tin học được học trong suốt 4 năm cùng với các môn học về phát triển nông thôn, bạn cũng có thể đi làm chuyên gia tại các nước đang khó khăn về nông nghiệp

3. Tố chất cần có trong nghề

Phát triển Nông thôn là làm giàu cho đất nước. Để trở thành một chuyên viên Phát triển nông thôn, sinh viên cần:

  • Là người thích kinh doanh, năng động, có kỹ năng giao tiếp, thuyết phục người nghe.
  • Tự tin, năng động và bền bỉ, kiên trì với công việc.
  • Nhạy cảm và hòa hợp với thiên nhiên.
Nghề phát triển nông thôn

 

  • Thích chăm sóc vật nuôi, cây trồng.
  • Có đầu óc kinh doanh và yêu thích kinh tế.
  • Có khả năng tổ chức và quản lý tốt.
  • Có tư duy chiến lược.

4:Cơ hội nghề nghiệp

Kỹ sư ngành Phát triển nông thôn và khuyến nông có thể làm việc tại các cấp chính quyền địa phương hoặc cơ sở có chương trình, đề án phát triển nông thôn cũng như ở các cơ sở nghiên cứu phát triển và quản lý ngành nông – lâm – ngư nghiệp.

5.Những địa chỉ đào tạo

Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM; Trường ĐH Kinh tế TP.HCM (Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn); Trường ĐH Lạc Hồng (Nông học); Trường ĐH An Giang (ngành Phát triển Nông thôn); Trường CĐ Sơn La; Trường CĐ Nông lâm Đông Bắc; Trường ĐH Nông lâm ĐH Huế; Trường ĐH Lâm nghiệp; Trường ĐH Vinh…