Tìm hiểu ngành truyền thông đa phương tiện

Tìm hiểu ngành truyền thông đa phương tiện

Những năm gần đây, ngành truyền thông đa phương tiện đang ngày càng ‘hot” hơn do đây là nền tảng quan trọng cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội như truyền hình, quảng cáo, PR, xây dựng và phát triển thương hiệu, giải trí và các hoạt động truyền thông khác.

1. Ngành Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện (hay còn gọi là mỹ thuật đa phương tiện) là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật mang tính ứng dụng trong các lĩnh vực truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí…

Khái quát về Truyền thông đa phương tiện đó là việc thực hiện thiết kế đồ họa chuyển động, trò chơi điện tử, hoạt hình 2D, 3D, thiết kế website, biên tập âm thanh, hình ảnh, dựng phim, video clips, quảng cáo truyền hình … trên máy tính. Hầu hết các sản phẩm truyền thông (Quảng cáo, truyền hình, Internet,…) và giải trí hiện đại (game, điện ảnh, hoạt hình,…) chúng ta sử dụng ngày nay đều là sản phẩm của ngành truyền thông đa phương tiện.

Truyền thông đa phương tiện là việc ứng dụng sự giao thoa của công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó máy tính là công cụ chủ yếu cho việc ứng dụng sáng tạo, thiết kế mỹ thuật, xây dựng các sản phẩm truyền thông, giáo dục, giải trí và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Thực tiễn cho thấy các dịch vụ thông tin ngày nay không chỉ đơn thuần là cung cấp dữ liệu, số liệu mà đòi hỏi sự trực quan, tương tác cao, đảm bảo yếu tố thẩm mỹ. Do đó, các hình thức cũng như yêu cầu về chất lượng dịch vụ truyền thông đa phương tiện ngày càng phong phú, đa dạng. Truyền thông đa phương tiện cũng là nền tảng quan trọng cho nhiều hoạt động kinh tế, xã hội như: Giáo dục, báo chí, truyền hình, quảng cáo, PR, xây dựng và phát triển thương hiệu, tiếp thị, giải trí… các hoạt động truyền thông khác.

2. Đặc trưng của ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành Truyền thông đa phương tiện là ngành mới nhất của thiết kế mỹ thuật ứng dụng, thể hiện sự kết hợp giữa tính thẩm mỹ và tính ứng dụng của sản phẩm vào cuộc sống. Ngoài năng khiếu thẩm mỹ và tạo hình, sinh viên cần phải có khả năng sáng tạo, có đam mê, sự kiên trì và ý thức tìm tòi học hỏi để rèn luyện các kỹ năng, kỹ xảo về các phầm mềm thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Đồng thời, sinh viên cần tiếp cận với các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thông tin vì đây là những công nghệ giúp cho công việc dễ dàng hơn và cung cấp cho sinh viên những công cụ để thực hiện các ý tưởng sáng tạo.

Ngành Truyền thông đa phương tiện phù hợp cho cả nam và nữ, những người có đầu óc sáng tạo, tính kiên trì, tỉ mỉ và khéo léo. Đặc biệt, đây cũng là ngành cần có tư duy sáng tạo độc lập nên những người có cá tính hoặc ngại tiếp xúc trong giao tiếp vẫn có thể thành công bởi đây là ngành có thể làm việc độc lập nhưng vẫn có thể tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội.

3. Các công việc trong ngành Truyền thông đa phương tiện

Ngành truyền thông đa phương tiện cung cấp kiến thức, kỹ năng tổng hợp, đưa đến vị trí công việc đa dạng và nhiều thú vị. Sinh viên tốt nghiệp có thể tham gia thị trường lao động ở nhiều công ty, tổ chức như:

  • Các đài phát thanh, truyền hình;
  • Công ty truyền thông quảng cáo;
  • Báo chí, in ấn, phát hành các ấn phẩm thị giác;
  • Nhà xuất bản;
  • Công ty sản xuất phim, video; Xưởng phim hoạt hình;
  • Công ty sản xuất trò chơi;
  • Công ty sản xuất phần mềm, thiết kế website;
  • Thiết kế giao diện, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm cho các công ty sản xuất, dịch vụ…

4. Nhu cầu nhân lực trong ngành truyền thông đa phương tiện

ốc độ phát triển cực kỳ nhanh của các ngành nghề liên quan đến việc ứng dụng mỹ thuật đa phương tiện cũng đồng nghĩa với việc nhu cầu về nguồn nhân lực của ngành này cũng ngày một tăng. Truyền thông đa phương tiện là 1 trong 5 nghề nóng nhất khi Việt Nam gia nhập WTO (nguồn: Nguyễn Hữu Dũng – Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội, báo Thanh Niên), theo số liệu thống kê, số lượng học viên tại Việt Nam hàng năm tăng 25% so với năm trước. Số học viên theo học từ 5.000 đến 6.000/năm. 92% số học viên ra trường có việc làm với mức lương trung bình từ 300 đến 1.000 USD.