Nghề thẩm phán là gì?

Nghề thẩm phán là gì?

Thẩm phán là người cần được lựa chọn kỹ lưỡng và đòi hỏi phải có tính chuyên môn cao,đòi hỏi sự cẩn trọng,trách nhiệm nặng nề…

1.Thẩm phán là ai?

Thẩm phán cũng được gọi là quan tòa hay chánh án là người thực hiện quyền xét xử chính tại một phiên tòa ,có thể là chủ tọa một mình hoặc là một thành phần trong hội đồng xét sử gồm nhiều thẩm phán.

2.Thẩm phán làm những công việc gì?

Chủ trì điều trần, lắng nghe và đọc hiểu lý lẽ giữa các bên đối lập: thẩm phán chủ trì buổi xét xử và buổi điều trần liên quan đến hầu hết các khía cạnh của xã hội từ vi phạm giao thông cá nhân đến quyền lợi của các tập đoàn lớn.
Nghiên cứu vấn đề theo luật pháp.
Đọc và đánh giá thông tin từ tài liệu, báo cáo.
Xác định xem thông tin trình bày hỗ trợ sự buộc tội, khiếu nại hoặc tranh chấp: thẩm phám lắng nghe, xem xét các lập luận cũng như xác định các bằng chứng đưa ra đã đủ và xác đáng hay chưa.

Thẩm phán
 

Quyết định quy trình thực hiện theo luật pháp và quy tắc: trong các buổi xét xử hình sự, thẩm phán có quyền quyết định giam giữ người bị tình nghi đến khi xét xử, đồng thời là người phê duyệt lệnh bắt giữ.
Áp dụng luật hoặc thực hiện luật để đưa ra phán quyết và giải quyết tranh chấp giữa các bên.
Viết ý kiến, quyết định và hướng dẫn về các trường hợp, khiếu nại và tranh chấp.

3. Điều kiện để trở thành thẩm phán ở Việt Nam

Điều 67, Luật tổ chức TAND 2014 quy định tiêu chuẩn trở thành thẩm phán bao gồm:
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân ngành luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Điều kiện được bổ nhiệm làm thẩm phán sơ cấp

Đủ tiêu chuẩn tại điều 67
Có thời gian làm công tác pháp luật từ 5 năm trở lên
Có năng lực xét sử các vụ án
Đã trúng tuyển cuộc thi tuyển thẩm phán sơ cấp

Điều kiện được bổ nhiệm làm thẩm phán trung cấp

Đủ tiêu chuẩn tại điều 67
Đã là thẩm phán sơ cấp từ 5 năm trở lên

Thẩm phán
 

Có năng lực xét sử các vụ án
Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thẩm phán trung cấp

Điều kiện trở thành thẩm phán cao cấp

Đủ tiêu chuẩn tại điều 67
Đã là thẩm phán trung cấp từ 5 năm trở lên
Có năng lực xét sử các vụ án
Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch thẩm phán cao cấp

Điều kiện bổ nhiệm thẩm phán tòa án nhân dân tối cao

Đủ tiêu chuẩn tại điều 67
Đã là thẩm phán cao cấp từ 5 năm trở lên
Có năng lực xét sử các vụ án