Nghề chế biến thủy sản là gì?

Nghề chế biến thủy sản là gì?

Ngành chế biến thủy sản có thể nói là ngành truyền thống, đào tạo thành những Cử nhân làm trong những nhà máy xí nghiệp.

1. Nghề chế biến thủy sản là gì?

Ngành chế biến thủy sản có thể nói là ngành truyền thống,  đào tạo thành những Cử nhân làm trong những nhà máy xí nghiệp với nghiệp vụ là chế biến các loại thủy sản nói chung. Hay nói cách khác là tạo cho người học một nền tảng kiến thức hiểu biết về cách chế biến, bảo quản, xử lý các sản phẩm thủy sản một cách an toàn nhất, hiệu quả nhất, và mang lại kinh tế cao nhất.

2. Nghề chế biến thủy sản làm gì?

  • Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP trong qúa trình chế biến các sản phẩm thủy sản và truy xuất nguồn gốc nguyên liệu.
  • Triển khai các phương pháp kiểm tra, bảo quản, phù hợp với từng lọai thủy sản.
  • Đảm bảo vệ sinh an tòan thực phẩm trong bảo quản và chế biến thủy sản.
  • Tận dụng những sản phẩm phế liệu để chế biến thức ăn gia súc, dầu cá, bột cá và dầu diesel sinh học.
  • Phân loại, đánh gíá chất lượng nguyên liệu thuỷ sản trước lúc chế biến.
  • Xây dựng quy trình chế biến các sản phẩm thủy sản và triển khai thực hiện các công đoạn trong quy trình chế biến thủy sản.
chế biến thủy sản

 

  • Vận hành máy và thiết bị chuyên dùng trong quy trình công nghệ chế biến.

3. Điều kiện làm việc và cơ hội việc làm của nghề chế biến thủy sản

  • Được theo học chuyên ngành thủy sản tại các cơ sở đào tạo, học viên được trang bị những kiến thức, kỹ năng chuyên môn như: khả năng thiết lập cơ sở dữ liệu và quản lý tài nguyên thủy sản thiên nhiên; phát triển các mô hình quản lý tài nguyên thủy sản trong các thủy vực; phát triển kỹ thuật nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ phù hợp cho các vùng sinh thái khác nhau; cải thiện chất lượng cá giống…
chế biến thủy sản

 

  • Kỹ sư ngành thủy sản có thể làm việc tại các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương hoặc các cơ sở nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản, các doanh nghiệp nông – lâm – ngư, các viện nghiên cứu, các trường trung học nông nghiệp hoặc đại học nông nghiệp hoặc làm cán bộ quản lý thủy sản ở các cơ quan ban ngành thuộc tỉnh, thành phố hay học sau đại học về nuôi trồng thủy sản

4. Tố chất cần có trong nghề chế biến thủy sản

Kiến thức:

  • Nhận dạng và gọi được tên và tên thương mại các loài động vật thuỷ sản có giá trị kinh tế bằng tiếng Việt và tên tiếng Anh thương mại. Đánh giá được chất lượng nguyên liệu ban đầu. Nêu được thành phần và tính chất của nguyên liệu thuỷ sản và những biến đổi chính của nguyên  liệu  thuỷ  sản sau khi chết, giải thích nguyên nhân và các biện pháp khắc phục.
  • Trình bày được nguyên lý của các phương pháp bảo quản sống, tươi nguyên liệu thuỷ sản. Phân tích được hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của nguyên liệu thuỷ sản và các biện pháp khắc phục trong quá trình bảo quản;
  • Nêu được nguyên tắc vận chuyển nguyên liệu Thuỷ sản sống, tươi;
  • Trình bày và giải thích được các bước tiến hành quy trình chế biến các sản phẩm thuỷ  sản  như  lạnh đông, đồ hộp, khô, nước mắm. Nêu được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy và thiết bị chế biến và những dụng cụ thường dùng để theo dõi, kiểm tra trong quá trình chế biến và bảo quản thủy sản. Nêu được nguyên nhân và cách khắc phục những sự cố xảy ra;
  • Trình bày được các phương pháp kiểm tra, đánh giá được chất lượng nguyên liệu và chất lượng sản phẩm thuỷ sản. Xây dựng được chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo quy định;
  • Trình bày được nguyên tắc và đặc điểm quá trình vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp chế biến thuỷ sản. Nêu được nguyên tắc đảm bảo an toàn lao động trong quá trình sản xuất;
  • Nêu được cách tổ chức và quản lý sản xuất trong doanh nghiệp chế biến thuỷ sản.

Kỹ năng:

  • Phân loại được nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng và cỡ;
  • Thực hiện được công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thuỷ sản đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu;
  • Thực hiện được các thao tác trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản.
  • Đề xuất các biện pháp và khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến;
  • Sử dụng được các thiết bị đo, lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
Chế biến thủy sản

 

  • Tham gia xây dựng kế hoạch kiểm tra. Triển khai áp dụng được chương trình  kiểm tra vào trong thực tế sản xuất;
  • Kiểm tra được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm. Đánh giá được chất lượng sản phẩm;
  • Tổ chức thực hiện được các hoạt động của một ca sản xuất tại cơ sở chế biến Thuỷ sản, bao gồm cả hoạt động tuyên truyền và triển khai công tác vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.

Chính trị, đạo đức.

  • Nhận thức lý luận: Nêu được đường lối chính sách của Đảng và Chính phủ, phương châm đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công nhân kỹ thuật, phương hướng phát triển của ngành;
  • Phẩm chất đạo đức: Có đức tính cần cù, giản dị, khiêm tốn, trung thực, có kỷ luật, tinh thần tập thể, yêu nghề, hăng hái rèn luyện và học tập, có khả năng lao động sáng tạo, không ngừng vươn lên hoàn thiện nhân cách.

Thể chất quốc phòng:

  • Có đủ sức khoẻ để làm việc lâu dài theo yêu cầu của nghề;

5. Những địa chỉ đào tạo nghề chế biến thủy sản

Đại học Trà Vinh, Đại học Thủy sản, Đại học Nông lâm TPHCM, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang, Đại học công nghiệp thực phẩm TPHCM… Ngành này cũng có đào tạo trình độ trung cấp như Trung cấp chế biến thủy sản, Trung cấp nghề Thủy sản Hải Phòng, Trình độ trung cấp của trường Cao đẳng kinh tế kỹ thuật Quảng Nam…