Điện xoay chiều trong cuộc sống – Tại sao điện lại phải “xoay” chiều ?

Điện xoay chiều trong cuộc sống – Tại sao điện lại phải “xoay” chiều ?

Trong chương trình vật lý phổ thông, các em học về điện một chiều và điện xoay chiều. Trong thực tiễn cuộc sống, điện xoay chiều được ứng dụng nhiều nhất, phổ biến nhất như truyền tải điện, chiếu sáng. Nhằm giúp các em ôn thi đại học tốt nhất và cảm thấy kiến thức học tập là hữu ích. Trung tâm xin gửi đến một số video và bài viết về ứng dụng điện xoay chiều.

Điện xoay chiều là gì

Dòng điện xoay chiều được sinh ra khi ta cho một khung dây quay đều trong một từ trường cố định, hãy xem video, để ý vòng dây quay và kim của vôn kế

Và sơ đồ nguyên lý máy phát điện xoay chiều

Sơ đồ nguyên lý máy phát điện xoay chiều

Trên biểu đồ, trong một vòng quay, ta thấy cường độ dòng điện đi qua bóng đèn tăng dần rồi giảm dần đến 0, sau đó đảo chiều (đấu âm) , biến thiên theo quy luật hình sin.

Có thể thay đổi điện áp điện xoay chiều bằng máy biến áp

Vì điện xoay chiều là dòng điện biến thiên theo thời gian nên nó có thể tạo ra từ trường biến thiên, đến lượt từ trường biến thiên, do hiện tượng cảm ứng lại có thể tạo ra suất điện động biến thiên theo thời gian. Lợi dụng điều đó người ta làm ra máy biến áp, còn gọi là máy biến thế


 

Máy biến thế hoạt động tuân theo 2 hiện tượng vật lí:

  • Dòng điện chạy qua dây dẫn ở cuộn sơ cấp tạo ra từ trường (từ trường)
  • Sự biến thiên từ thông trong cuộn dây tạo ra 1 hiệu điện thế cảm ứng trên cuộn thứ cấp (cảm ứng điện). Số vòng dây càng nhiều thì hiệu điện thế này càng lớn.

Vì sao người ta dùng điện xoay chiều?

Trong ô tô dòng điện nạp vào trong ắc quy do máy phát điện xoay chiều tạo ra, một loại máy phát có điện áp không liên tục mà luân phiên. Ở đây ta có thể hiểu là dấu của nó thay đổi một cách tuần hoàn từ dương sang âm và ngược lại theo thời gian. Chính vì cơ năng biến đổi đều hơn ở chế độ thấp trên máy phát điện xoay chiều đã thay thế đynamo trong ô tô. Tương tự, ở các đầu lấy điện trong nhà ở và các văn phòng, có một điện áp xoay chiều thay đổi dấu, ở châu âu là 50 lần mỗi giây. Sự biến đổi điện áp xoay chiều không tiêu hao hoặc gần như vậy, có thể thực hiện được nhờ một biến thế, là điều không làm được với một điện áp một chiều. Vì thế người ta có thể nạp điện vào các thiết bị điện tử thường chấp nhận 12 von. mặt khác, người ta có thể tải điện năng đi rất xa dưới điện áp rất cao 100.000 vôn hoặc hơn nữa. Chúng ta thấy rằng điện áp là năng lượng theo đơn vị điện tích có lưu lượng. Khi tăng điện áp mà không thay đổi năng lượng thì điện tích được sở dụng ít hơn. Điện tích qua dây cáp càng ít, thì càng ít tiêu hao năng lượng do điện trở của dây cáp gây ra. Cho nên sẽ tiết kiệm hơn nếu tăng điện áp và hạ thấp dòng.

Đường dây 500kV của Việt Nam chạy dọc đất nước là xương sống năng lượng nước nhà